Người phát ngôn hải quân Philippines nói hải cảnh Trung Quốc hành xử như "một đám man rợ" trên Biển Đông sau các vụ đụng độ gần đây.
Ngày 20-6, người phát ngôn hải quân Philippines Roy Trinidad tiếp tục chỉ trích Trung Quốc sau vụ đụng độ hồi đầu tuần này trên Biển Đông.
Phía Philippines cho biết lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã "cố ý đâm tốc độ cao" vào tàu Philippines đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế gần khu vực bãi Cỏ Mây ngày 17-6.
Vụ việc khiến một thủy thủ bị mất ngón tay, một số tàu bị hư hại. Philippines cũng tố phía Trung Quốc mang dao, rìu lên tàu Philippines và thu giữ vũ khí.
Ngược lại, lực lượng hải cảnh Trung Quốc phản bác rằng tàu của Manila đã tiếp cận một cách có chủ ý và nguy hiểm một tàu Trung Quốc một cách thiếu chuyên nghiệp, buộc họ này phải thực hiện các biện pháp kiểm soát, bao gồm "lên tàu kiểm tra và buộc trục xuất".
"Chúng tôi chưa chuẩn bị cho kiểu phản ứng đó. Chúng tôi tuân theo các quy tắc giao chiến. Họ không được phép sử dụng súng ngoại trừ trường hợp tự vệ", ông Trinidad trả lời Hãng tin Reuters.
Ông Trinidad cho biết cách xử lý của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines là "trên cơ" Trung quốc. "Những gì họ đang làm là hải tặc... man rợ.
"Tôi gọi họ là một nhóm man rợ. Họ không có quyền mặc đồng phục, những người bảo vệ bờ biển phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của sinh mạng trên biển (nhưng) hành động của họ gây nguy hiểm cho sinh mạng trên biển", ông nói.
"Điều này không nói lên điều gì tốt đẹp về đất nước muốn trở thành cường quốc", ông Trinidad nói thêm.
Người phát ngôn hải quân Philippines cho biết các hành động "bất hợp pháp, hung hăng" của Trung Quốc làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm trên biển.
Tuy nhiên, ngày 20-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định các biện pháp của nước này là hợp pháp, chuyên nghiệp và không có gì chê trách được.
"Các tàu Philippines không chỉ chở vật liệu xây dựng mà còn buôn lậu vũ khí, thiết bị và cố tình đâm vào tàu Trung Quốc", người phát ngôn Trung Quốc Lin Jian cho biết.
Người phát ngôn Trung Quốc cũng nói những người không thuộc hải quân philippines cũng tạt nước và ném đồ vật vào lực lượng Trung Quốc.
"Điều này rõ ràng đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng trên biển, đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của nhân viên và tàu thuyền Trung Quốc", người phát ngôn này nói.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả Bãi Cỏ Mây, nơi Philippines duy trì một tàu chiến, Sierra Madre, mắc cạn vào năm 1999 để củng cố yêu sách chủ quyền của mình.
Phán quyết ngày 12-7-2016 của Hội đồng trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 nhấn mạnh Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để yêu cầu quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên vượt quá các quyền mà UNCLOS quy định.
Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ phán quyết và triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu thuyền khác để tuần tra và bồi đắp trái phép một số rạn san hô thành đảo nhân tạo.
Ngoại trưởng Iran và Pakistan tuyên bố tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, thậm chí mở rộng hợp tác an ninh.
Xung đột Nga - Ukraina đã định hình lại sâu sắc thị trường năng lượng toàn cầu, trong đó có Trung Quốc.
TP - Hơn 1 tháng phát động dạy bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh trong dịp hè 2024, nhiều trường ở Đắk Lắk vẫn chưa mở lớp. Có trường nói đã dạy bơi trong năm học, có trường không có học sinh đăng ký.
Isman Ibrahim đến bệnh viện chữa viêm ruột thừa nhưng bị bác sĩ chọc thủng và cắt đứt một mạch máu lớn khiến cả hai chân bị đen, hoại tử, phải cắt bỏ.
Tại TP.Cần Thơ, nhiều người dân phàn nàn về những hồ, mương chứa đầy rác là nơi trú ngụ cho muỗi và tiềm ẩn nguy cơ sốt xuất huyết.
Hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Cuba, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông báo Việt Nam tặng Cuba 5.000 tấn gạo, tặng Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp của Cuba 300 máy tính bảng.
Tổng thống Vladimir Putin nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, Nga sẵn sàng thảo luận về các đề xuất của Trung Quốc nhằm chấm dứt giao...
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 1.7.2025 có quy định về điều kiện được hưởng BHXH một lần đối với công dân Việt Nam.
Quy định đầu tiên về hệ thống PCCC tại các tòa nhà mới ở Thái Lan được thông qua vào năm 1992, trong đó chỉ yêu cầu các tòa nhà lớn cao tầng phải lắp đặt hệ thống PCCC ở mức tối thiểu.