TPO - Manila cho biết, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. giữ nguyên lập trường của ông đối với hệ thống tên lửa Typhon mà Mỹ đặt tại nước này, bất chấp yêu cầu của Trung Quốc về việc dỡ bỏ.
![]() |
Một hệ thống tên lửa Typhon do Mỹ chế tạo. (Ảnh: Wikipedia) |
Ngày 25/2, truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi Chính phủ Philippines dỡ bỏ hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ khỏi Biển Đông.
Bài xã luận của Nhân dân Nhật báo (thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc) cho rằng Philippines đã “nhiều lần nuốt lời và hành động không thành thật”.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở phủ tổng thống ngày 27/2, Thứ trưởng Văn phòng truyền thông tổng thống Claire Castro cho biết: “Chúng tôi xin nhắc lại tuyên bố mới nhất của Tổng thống: Tổng thống không thay đổi quan điểm, nếu Trung Quốc muốn đưa ra yêu cầu, chúng tôi cũng có yêu cầu. Lập trường của chúng tôi vẫn như cũ; lập trường của Tổng thống vẫn như cũ”.
Ông Castro đề cập đến “thỏa thuận” của Tổng thống Marcos với Trung Quốc rằng Philippines sẽ “trả lại” bệ phóng tên lửa Typhon cho Mỹ nếu Trung Quốc “chấm dứt yêu sách đối với Biển Đông và ngừng quấy rối tàu thuyền của Philippines”, báo Inquirer đưa tin.
“Hãy thỏa thuận với Trung Quốc: Ngừng yêu sách với lãnh thổ của chúng tôi, ngừng quấy rối ngư dân của chúng tôi và để họ kiếm sống, ngừng đâm vào tàu thuyền của chúng tôi, ngừng dùng vòi rồng tấn công người dân của chúng tôi, ngừng chĩa tia laser vào chúng tôi, và ngừng các hành vi hung hăng, ép buộc. Khi đó tôi sẽ trả lại tên lửa Typhon”, Tổng thống Marcos nói trong cuộc phỏng vấn với truyền thông vào tháng 1 vừa qua.
Mỹ đưa hệ thống Typhon đến Philippines vào tháng 4 năm ngoái, nhân dịp diễn ra đợt tập trận quân sự Balikatan, sau đó để lại quốc gia Đông Nam Á này cho đến nay, bất chấp phản ứng giận dữ của Trung Quốc.
Gần đây có thông tin Trung Quốc đang phát triển một loại tàu ngầm mới, có thể mang tên lửa siêu thanh gắn đầu đạn hạt nhân, đặc biệt để vô hiệu hóa mối đe dọa tên lửa.
Theo bài viết của báo South China Morning Post, tàu ngầm này đang được chế tạo tại một xưởng đóng tàu ở Vũ Hán, được thiết kế để nhắm vào các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung ở Philippines. Quân đội Trung Quốc chưa xác nhận thông tin về tàu ngầm này.
Tàu ngầm mới của Trung Quốc có thể sẽ được trang bị tên lửa YJ-21. Tên lửa này có tầm hoạt động ước tính từ 1.500 - 2.000 km, với tốc độ ước tính Mach 10, đã được trang bị cho cho tàu tuần dương Type 055 của Trung Quốc.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.