Phi công Ukraine e dè trước Su-35 hơn MiG-31 của Không quân Nga?

08:00 12/05/2023

Máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga bay tuần tra trên chiến trường Ukraine. Nguồn Topwar

Su-35, mối đe dọa thường trực với phi công Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Eurasiantimes, các phi công chiến đấu Ukraine, đang thực hiện các “nhiệm vụ nguy hiểm” trên những chiếc máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô thẳng thắn thừa nhận rằng, thách thức lớn nhất của họ là máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga.

Một thông tin gần đây được hãng tin Anh BBC trính dẫn, nêu chi tiết việc máy bay chiến đấu của Ukraine buộc phải bay ở độ cao rất thấp để thoát khỏi mối đe dọa của tên lửa không đối không do máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga phóng ra.

Máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga bay tuần tra trên chiến trường Ukraine. Nguồn Topwar

Khi bị tên lửa của Su-35 khóa chặt, các phi công MiG-29 của Ukraine biết rằng, họ phải hủy bỏ nhiệm vụ và làm sẽ bất cứ điều gì có thể để sống sót; kể cả nhảy dù khỏi máy bay.

Một phi công tiêm kích MiG-29 với mật danh “Silk” nói với phóng viên BBC rằng, họ phải bay thật thấp, đến mức có thể “nhìn thấy ngọn cây”.

“Silk” nói: “Những chuyến bay sát mặt đất như vậy là cực kỳ nguy hiểm, phi công phải tập trung cao độ. Khi bay quá thấp, phi công không có thời gian hoặc đủ cao độ, để nhảy dù ra ngoài an toàn”.

Không quân Ukraine thường xuất kích hai máy bay chiến đấu thực hiện một nhiệm vụ tấn công; trong đó một máy bay chịu trách nhiệm tấn công mục tiêu trên mặt đất, trong khi chiếc còn lại, có nhiệm vụ bảo vệ.

Nhưng gần đây, các phi công Ukraine ngày càng khó thực hiện các nhiệm vụ tấn công, do Su-35 và Su-30SM của Không quân Nga luôn thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên không.

Một phi công MiG-29 nổi tiếng khác của Ukraine, với tỷ lệ tương tác khá cao trên các phương tiện truyền thông, nói với BBC: “Kẻ thù lớn nhất của chúng tôi là máy bay chiến đấu Su-35 của Nga; chúng tôi biết các vị trí của máy bay Nga và phạm vi hoạt động của họ do khá dễ đoán.

Vì vậy, chúng tôi có thể tính toán thời gian để có thể bảo đảm an toàn ở trong khu vực chiến đấu; nhưng hiện Không quân Nga đang làm chủ trên không và biết chúng tôi ngay khi vừa cất cánh”.

Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine chuẩn bị xuất kích. Nguồn Wikipedia

Lực lượng tuần tra trên không của Nga, có thể xác định được vị trí cất cánh một máy bay chiến đấu của Ukraine, thậm chí ở rất xa trong lãnh thổ nước này.

Cùng với đó, tên lửa không đối không R-37M của Không quân Nga có tầm bắn 150–200 kilômét, nhưng tên lửa của Ukraine chỉ có tầm bắn tối đa 50 kilômét. Điều này có nghĩa là máy bay chiến đấu Nga có thể phát hiện máy bay Ukraine và bắn hạ chúng, trước khi gây ra bất kỳ mối đe dọa nào.

Nga đã thay thế các máy bay chiến đấu cũ của họ bằng Su-35 mới nhất và tiên tiến hơn để thiết lập “ưu thế trên không cục bộ” ở chiến trường Ukraine. Bên cạnh việc săn lùng máy bay chiến đấu của Ukraine, Su-35 cũng đã tham gia thực hiện các vụ đánh chặn đối với máy bay quân sự của NATO.

Vào tháng 11/2022, Viện nghiên cứu Dịch vụ Hoàng gia Anh (RUSI) đã công bố một báo cáo cho biết, “Các máy bay chiến đấu của Nga vẫn có hiệu quả cao và gây sát thương trước máy bay Ukraine gần chiến trường trong suốt cuộc chiến, đặc biệt là Su-35S với tên lửa tầm xa R-77-1 và trong những tháng gần đây là MiG-31BM với tên lửa tầm xa R-77-1 và R-37”.

Tuy nhiên, cần xem xét lý do tại sao các phi công chiến đấu Ukraine lại “khiếp sợ” Su-35 hơn là máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31. Mặc dù cả hai loại máy bay này, được cho là đã bắn hạ máy bay chiến đấu Ukraine từ cự ly rất xa.

Hiện một số binh lính Ukraine đã được huấn luyện cách sử dụng hệ thống phòng không Patriot PAC-3 của Mỹ cũng tuyên bố rằng, Su-35 là “mục tiêu trong mơ” của họ. Do vậy có thể khẳng định, chiến đấu cơ Su-35 là nỗi “kinh hoàng” với Không quân Ukraine.

Tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-37 của Nga. Nguồn Wikipedia

Tại sao Su-35 nguy hiểm hơn MiG-31?

Các quan chức Ukraine đã tuyên bố rằng, chiến dịch phản công của Ukraine trong tương lai, sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi khả năng hạn chế của Không quân Ukraine ở khu vực gần chiến tuyến.

Một phi công chiến đấu MiG-29 nổi tiếng khác, người có mật danh là “Juice” tuyên bố rằng, phi công máy bay chiến đấu Ukraine có thời gian bay ít hơn tới 20 lần so với phi công Nga.

Ngoài ra, các máy bay tấn công của Ukraine được trang bị bom, tên lửa lạc hậu từ thời Liên Xô; nhưng số vũ khí này cũng gần hết và không có nguồn bổ sung.

Mặc dù Ukraine đã bắn hạ một số lượng “không xác định” Su-35, nhưng con số này là “không đáng kể”. Theo các chuyên gia quân sự thế giới, các máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga, như Su-30SM và Su-35S, vẫn rất hiệu quả và luôn là mối đe dọa với máy bay Ukraine trong suốt cuộc chiến.

Máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine. Nguồn Wikipedia

Ngoài ra máy bay MiG-31 đã nhận được sự chú ý và khen ngợi trên toàn cầu về hiệu suất chiến đấu của chúng. Báo cáo của RUSI từ tháng 11/2022 cho biết, MiG-31 Foxhound - máy bay chiến đấu đánh chặn, siêu thanh, hai chỗ ngồi đã bắn hạ một số máy bay chiến đấu Ukraine, bằng tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-37M.

Không chỉ vậy, biến thể MiG-31K còn có thể phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal vào các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Ukraine.

Ngược lại, Su-35 đã được triển khai cùng với tiêm kích bom Su-34 Fullback dọc theo tiền tuyến để thả bom lượn dẫn đường vào các mục tiêu của Ukraine mà Ukraine không có cách gì để chống đỡ.

Như vậy cả Su-35 và MiG-31 đều đặt ra thách thức lớn đối với Không quân Ukraine, tuy nhiên các phi công chiến đấu Ukraine vẫn “sợ” Su-35 hơn.

Máy bay chiến đấu đánh chặn hạng nặng MiG-31 của Không quân Nga với 4 tên lửa đánh chặn R-77. Nguồn Topwar

Chuyên gia quân sự Ấn Độ Vijainder K Thakur viết trên trang EurAsian Times: “MiG-31K, được trang bị tên lửa Kinzhal, chuyên tấn công các mục tiêu chiến lược, có giá trị cao. Chúng đặt ra mối đe dọa đối với cơ sở hạ tầng và các mục tiêu chỉ huy và kiểm soát của Ukraine.

Một số biến thể MiG-31BM, được trang bị tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37, được sử dụng cho vai trò chiếm ưu thế trên không.

Còn Su-35S được triển khai cho các nhiệm vụ chiến thuật, nên thường được trang bị các loại vũ khí như tên lửa chống radar Kh-31, bom lượn có điều khiển hay các tên lửa không đối đất. Đặc biệt là các tên lửa không đối không tầm xa, tầm trung và tấm ngắn để chiếm ưu thế trên không. Su-35S thường xuyên tuần tra 24×7 dọc theo toàn bộ chiến tuyến.

Do vậy, các máy bay chiến đấu của Ukraine trên không có nhiều khả năng chạm trán với Su-35S hơn là MiG-31BM”.

Su-35 là máy bay chiến đấu đa năng một chỗ ngồi, có khả năng siêu cơ động, được thiết kế để giao chiến với các lực lượng trên không, mặt đất và hải quân của đối phương.

Thông thường Su-35 được sử dụng làm máy bay chiếm ưu thế trên không, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không.

Khi được hỏi tại sao Su-35 “đáng sợ” hơn máy bay MiG-31, Đại tá Không quân Ấn Độ Johnson Chacko, nói với phóng viên tơi EurAsian Times, “MiG 31 không cơ động bằng Su-35 để chiến đấu trong tầm gần. Một chiếc MiG-31 bay rất cao và có thể phóng vũ khí ở tầm xa, nghĩa là nằm ngoài phạm vi triển khai của các hệ thống phòng không đối phương.

Tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-37 của Nga. Nguồn Wikipedia

Su-35 có thể làm điều đó trong phạm vi bảo vệ của các hệ thống phòng không đối phương, nhưng với việc sử dụng các hệ thống hỗ trợ có thể chế áp hoặc tiêu diệt chúng.

Mặc dù Không quân Nga đã thiết lập ưu thế trên không đối với chiến trường Ukraine, nhưng các máy bay chiến đấu của Nga vẫn luôn cảnh giác 24/24 và sẵn sàng bắn hạ máy bay Ukraine trong bất kỳ phạm vi hoạt động nào trên khu vực chiến tuyến.

Với việc Ukraine để mất ưu thế trên không, Kiev đã yêu cầu các đối tác phương Tây viện trợ cho họ máy bay chiến đấu F-16. Tuy nhiên, với khả năng của các loại chiến đấu cơ của Nga như MiG-31 hay Su-35, những chiến đấu cơ F-16 nếu Không quân Ukraine được trang bị, cũng không thể giúp xoay chuyển tình thế trên không.

Có thể bạn quan tâm
Công an vào cuộc vụ cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

Công an vào cuộc vụ cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

23:00 28/03/2024

UBND TP Hà Nội giao công an thành phố kiểm tra, làm rõ nguyên nhân cây sao đen chết khô trước các công trình mới xây dựng trên phố Lò Đúc.

Tranh cãi chuyện dùng lưới bắt cá, đâm chết bạn nhậu

Tranh cãi chuyện dùng lưới bắt cá, đâm chết bạn nhậu

16:40 26/05/2024

Hà Tĩnh - Ngồi nhậu cùng nhau nhưng xảy ra tranh cãi về việc dùng lưới bát quái bắt cá có vi phạm pháp luật hay không dẫn đến mâu...

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dự Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Phước

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dự Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Phước

11:30 21/07/2023

Ngày 21.7, ông Nguyễn Đình Khang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã về dự Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Phước, nhiệm kỳ 2023-2028.

Nghẹt thở phá cabin, giải cứu tài xế xe tải mắc kẹt sau cú tông

Nghẹt thở phá cabin, giải cứu tài xế xe tải mắc kẹt sau cú tông

08:30 16/05/2023

Khuya ngày 15.5, sau cú tông vào đuôi xe đầu kéo trên Quốc lộ 1 qua TP Phan Thiết, Bình Thuận , phần đầu xe tải bẹp rúm khiến tài...

Công đoàn huyện đảo Phú Quý vượt tất cả các chỉ tiêu cấp trên giao

Công đoàn huyện đảo Phú Quý vượt tất cả các chỉ tiêu cấp trên giao

23:20 18/12/2023

Bình Thuận - Là huyện đảo nằm cách đất liền khoảng 56 hải lý, đảo Phú Quý mất khoảng 2 tiếng 30 phút đi tàu cao tốc, tuy nhiên hoạt...

Điện Biên 'thay áo mới'

Điện Biên 'thay áo mới'

09:50 29/03/2024

Từ vùng đất từng chịu bao 'bom cày đạn xới', đến nay, Điện Biên đã vươn mình đổi mới, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển và hội nhập.

NÓNG: Sạt lở bịt kín hầm ở đèo Cả, đường sắt tê liệt

NÓNG: Sạt lở bịt kín hầm ở đèo Cả, đường sắt tê liệt

20:40 12/04/2024

Đường sắt Bắc Nam, đoạn qua hầm đèo Cả nối hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa bị sạt lở, hành khách phải trung chuyển bằng ô tô qua tuyến tàu khác để tiếp tục hành trình.

Cận cảnh cầu đi bộ trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sắp hoàn thiện

Cận cảnh cầu đi bộ trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sắp hoàn thiện

15:00 07/12/2023

Sau khi hoàn thành, cầu đi bộ qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ giúp tăng cường kết nối giữa quận 1 với quận Bình Thạnh, đồng thời, tạo sự thuận tiện cho người dân đi lại, vui chơi....

Người đàn ông ngồi tù oan hơn 48 năm mới được thả

Người đàn ông ngồi tù oan hơn 48 năm mới được thả

12:30 21/12/2023

Glynn Simmons (71 tuổi, đến từ thành phố Oklahoma, Mỹ) được thẩm phán đưa ra phán quyết miễn tội vào hôm 20/12 sau hơn 48 năm ngồi tù oan với tội mà mình không hề phạm phải. Ông được thả hồi tháng 7 sau khi các công tố viên đồng ý rằng, bằng chứng quan trọng trong vụ án không được chuyển cho luật sư bào chữa của bị cáo khi xét xử. 'Tòa án này tìm thấy bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng hành vi phạm tội mà ông Simmons bị kết án và bỏ tù không...

Co loi xay ra
Co loi xay ra