Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Kết luận Thanh tra của Bộ GD&ĐT chỉ rõ những sai phạm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong việc mở ngành Luật, chưa đảm bảo quy định tối thiểu 3 tiến sĩ liên quan đến ngành học này.
"Trách nhiệm để xảy ra sai phạm này thuộc về giám đốc, phó giám đốc phụ trách chuyên môn và các bộ phận quản lý ngành của nhà trường", Thanh tra Bộ nêu rõ.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Theo Thanh tra Bộ GD&ĐT, trong năm 2022, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM mở nhiều ngành khi chưa đủ điều kiện tự chủ là chưa đúng quy định. Cụ thể, hiệu trưởng trường này ký ban hành quyết định mở 3 ngành trình độ đại học (Quản trị văn phòng, Quản trị giáo dục, Tâm lý học giáo dục), 2 ngành trình độ thạc sĩ (Giáo dục học, Báo chí học) và 1 ngành trình độ tiến sĩ (Việt Nam học) sử dụng dấu của trường là chưa đúng quy định.
Thanh tra cũng phát hiện, thời điểm trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ban hành quyết định mở ngành Hàn Quốc học trình độ thạc sĩ và đại học khi chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT chỉ ra sai sót trong văn bản chỉ đạo của Đại học Quốc gia TP.HCM khi giao cho các trường thành viên ban hành quyết định mở ngành, bởi khi ấy các trường chưa đủ điều kiện tự chủ, vi phạm quy định Luật Giáo dục đại học.
Trong kết luận thanh tra, bên cạnh việc chỉ rõ sai phạm của các trường đại học, Thanh tra Bộ GD&ĐT đều nêu rõ các biện pháp xử lý, các kiến nghị với đơn vị chủ quản để khắc phục những sai phạm trong thời gian sớm nhất.
Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương)
Thanh tra Bộ GD&ĐT phát hiện, trường Đại học Thủ Dầu Một dừng tuyển sinh 11 ngành vào năm 2022 gồm: Lịch sử, Văn học, Văn hóa học, Toán kinh tế, Chính trị học, Địa lý học, Quốc tế học, Sinh học ứng dụng, Vật lý học, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, Quản lý đô thị. Hai ngành tạm dừng tuyển sinh năm 2023 là Quản lý văn hóa, Quản lý công.
Nguyên nhân, trường không khảo sát nhu cầu xã hội đầy đủ, dẫn đến khó tuyển sinh, tỷ lệ nhập học thấp kể từ khi mở ngành mới. Trong số 13 ngành dừng tuyển sinh kể trên, 4 ngành không còn sinh viên theo học.
Điều đáng nói là nhiều ngành tạm dừng tuyển sinh chỉ mới được mở trong các năm 2020 - 2022. Trong đó ngành Quản lý công mở năm 2022. Trong hồ sơ mở ngành năm 2022, trường khảo sát 46 công ty về nhu cầu tuyển dụng trong 4 năm tới và khẳng định có nhu cầu tuyển dụng.
Đồng thời Bộ cũng phát hiện 7/16 ngành của trường mở không đảm bảo điều kiện về giảng viên cơ hữ, chủ trì giảng dạy chương trình.
Trường Đại học Hoa Sen
Qua quá trình kiểm tra, Thanh tra Bộ GD&ĐT nhận thấy trường Đại học Hoa Sen không tổ chức tuyển sinh 6 ngành (ngành Quản lý tài nguyên môi trường, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Công nghệ thực phẩm, Quản trị văn phòng, Hoa Kỳ học, Bảo hiểm) trong 2 năm 2021 - 2022. Tiếp đến năm 2022 - 2023 không tuyển sinh ngành Nhật Bản học, Luật Quốc tế, Bất động sản và Hệ thống thông tin quản lý.
Trong số các ngành học kể trên, Bộ GD&ĐT phát hiện một số ngành khi thực hiện mở, trường không khảo sát nhu cầu xã hội đầy đủ dẫn đến khó tuyển sinh, số lượng nhập học rất thấp.
"Tại thời điểm mở ngành mới, nhiều giảng viên chủ trì không phù hợp. Trường tự xác định các giảng viên chủ trì ngành có đủ 5 năm giảng dạy đại học và công trình nghiên cứu khoa học, bài báo về lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo trong thời hạn 5 năm theo quy định", Thanh tra Bộ nêu rõ.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Trong kết luận, Thanh tra Bộ GD&ĐT nêu rõ trường có văn bản báo cáo Bộ dừng tuyển sinh có 7 ngành đào tạo trình độ đại học gồm: Giáo dục thể chất, Thiết kế thời trang, Quản lý công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Trung Quốc học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học. Trong đó có ngành, khi thực hiện mở mới, trường thực hiện khảo sát nhu cầu xã hội không đầy đủ dẫn đến không thể tuyển sinh, tỷ lệ thí sinh đăng ký học thấp.
Tại thời điểm mở ngành, 7/9 ngành có giảng viên chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo không có ngành phù hợp với ngành dự kiến mở; trường tự xác định các giảng viên chủ trì ngành có đủ 5 năm giảng dạy đại học và có công trình 11 nghiên cứu khoa học, bài báo về lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo trong thời hạn 5 năm theo quy định.
Trách nhiệm để xảy ra thiếu sót nêu trên thuộc hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách và các đơn vị liên quan thuộc trường.
Trần Khắc Quỳnh, cán bộ tín dụng, đã làm khống các giấy tờ giải ngân, giả chữ ký của khách hàng, chiếm đoạt hơn 4,5 tỷ đồng tại nhà băng mình đang công tác.
Mưa kéo dài, lũ quét xuất hiện nhiều nơi ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu, công trình...
Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tặng xe đạp cho học sinh là con công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Cơ sở massage, nhà nghỉ Hoa Kiều ở Bình Thuận bố trí 2 phòng làm nơi ở cho nhân viên nữ massage tại gác lửng phía sau, có khóa cổng bên ngoài. Các “đầu gấu” giữ chìa khóa và chỉ mở cho các nhân viên nữ đi phục vụ khách massage, nấu ăn, di chuyển… dưới sự giám sát của các nhân viên nam.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, TPHCM phải đẩy nhanh tiến độ xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát trước thời hạn 31.12.2025.
Ngoài công trình xin phép trồng dược liệu nhưng lại xây “biệt phủ” thì trên tuyến đường lên Núi Sập tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang còn có 2 công trình không được cấp phép xây dựng khác cũng đang tồn tại.
Ngày 15 - 16/7, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa lớn kéo dài đã dẫn đến tình trạng ngập úng, sạt lở, thiệt hại về tài sản, hoa màu, vật nuôi của người dân tại nhiều địa phương.
Công an đã tìm thấy ô tô hiệu Mercedes màu xám được tài xế điều khiển rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn làm một phụ nữ tử vong ở huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hoà).
Sáng 27.2, thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Kon Tum cho biết, vừa kiểm tra, phát hiện một tài xế xe buýt vi phạm nồng độ cồn ở...