Ngày 7/11, Pháp và Israel đã vướng vào một sự cố ngoại giao, khi quốc gia Trung Đông tạm giữ 2 nhân viên mang thị thực ngoại giao của Paris.
Pháp-Israel 'đụng độ' ngoại giao, Paris phản đối về hành động không thể chấp nhận được |
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot (cầm tài liệu) rời khỏi khu phức hợp Eleona sau sự cố của nhân viên an ninh với lực lượng Israel ngày 7/11. (Nguồn: AFP) |
Theo hãng tin AFP, phía Paris cho biết, hai nhân viên trên làm việc tại Tổng lãnh sự quán Pháp ở Jerusalem.
Tin liên quan |
Israel tấn công lực lượng LHQ tại Lebanon: Mỹ ‘hoàn toàn, chắc chắn’ yêu cầu Israel dừng lại, Pháp nói về cách duy nhất để chấm dứt giao tranh Israel tấn công lực lượng LHQ tại Lebanon: Mỹ ‘hoàn toàn, chắc chắn’ yêu cầu Israel dừng lại, Pháp nói về cách duy nhất để chấm dứt giao tranh |
Họ được triển khai đến khu phức hợp Eleona trong nhà thờ Pater Noster, nằm trên núi Olives ở phía Đông thành phố Jerusalem, để bảo vệ an ninh cho Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot tới thăm địa điểm lịch sử này.
Tuy nhiên, hai nhân viên trên và lực lượng an ninh Israel đã xảy ra tranh cãi, sau đó bị phía Israel bắt giữ. Ngoại trưởng Barrot đã hủy chuyến thăm Nhà thờ Pater Noster để phản đối động thái từ phía Israel. Đồng thời, ông Barrot cho biết sẽ triệu Đại sứ Israel tại Paris tới để phản đối.
Ông Barrot đã chỉ trích việc cảnh sát Israel tạm giữ 2 nhân viên này là điều “không thể chấp nhận được” và can thiệp họ được phóng thích.
Ngay ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Israel ra thông báo phủ nhận việc họ có lỗi trong sự cố ngoại giao trên, khẳng định rằng giao thức an ninh cho chuyến thăm đã được "làm rõ" trước, đó là chuyến thăm nhà thờ của Ngoại trưởng Barrot sẽ được phía quốc gia Trung Đông bảo đảm an ninh.
Bộ này nêu rõ: "Mỗi bộ trưởng nước ngoài đến thăm chính thức Israel đều có lực lượng an ninh hộ tống thay mặt cho nhà nước và lực lượng an ninh sẽ theo sát mọi hoạt động của bộ trưởng trong suốt chuyến thăm".
Vụ việc tại nhà thờ xảy ra khi Ngoại trưởng Barrot đang ở Israel để thảo luận về các thỏa thuận ngừng bắn tiềm năng giữa quốc gia Trung Đông này với các phong trào Hồi giáo Hamas và Hezbollah ở Dải Gaza và Lebanon.
Ông Zelensky kêu gọi đối tác thể hiện lập trường cứng rắn nhằm 'ép Nga kết thúc chiến tranh', trong khi ông Trump tố tổng thống Ukraine mong bà Harris thắng cử.
Quan chức cấp cao EU bày tỏ thất vọng khi các nước phương Tây ủng hộ Ukraine không thể chuyển thêm hệ thống Patriot cho Kiev.
Ngày 3/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga và Triều Tiên.
Ông Aleksander Syrsky cho rằng, cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine không chỉ là xung đột giữa con người, mà còn giữa các nền kinh tế. Trong đó, nền kinh tế của tập thể phương Tây phải giúp đỡ Ukraine, vì Kiev đã “chi ra” điều quý giá nhất là con người.
Ngày 8/4, Australia-Anh-Mỹ tuyên bố đang xem xét khả năng hợp tác với một quốc gia ở châu Á trong các dự án công nghệ tiên tiến theo Hiệp ước an ninh ba bên đã ký kết (AUKUS).
Mohamed Amra, tội phạm 30 tuổi được giải thoát trong vụ nhóm tay súng phục kích xe tù, liên quan đến nhiều hoạt động bạo lực, bắt cóc và buôn ma túy.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng ngày 1/11.
Quyết định của UAE cho phép Ấn Độ xây dựng ngôi đền Hindu, dự kiến khánh thành vào ngày 14/2, thể hiện quan hệ hợp tác thực sự sâu sắc giữa hai nước và nhận thức chung về “Hai quốc gia, Một tầm nhìn”.
Quan chức Nga cảnh báo quân đội Ukraine sẽ hứng chịu thảm họa nếu tiến hành chiến dịch phản công mới được Tổng thống Zelensky tiết lộ.