Ngày 20/2, Pháp chính thức bàn giao quyền kiểm soát trại lính Port-Bouët của Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến số 43 (BIMA), căn cứ quân sự cuối cùng của nước này tại Bờ Biển Ngà cho chính quyền sở tại.
![]() |
Binh lính Pháp và Bờ Biển Ngà thực hiện nghi lễ bàn giao chính thức quyền kiểm soát trại quân sự Port-Bouët ở Abidjan, Bờ Biển Ngà, vào ngày 20/2. (Nguồn: THX) |
Theo hãng tin Tân Hoa xã, buổi lễ với nghi thức đổi gác đã đánh dấu việc chuyển giao trách nhiệm an ninh cho quân đội Bờ Biển Ngà. Đồng thời, căn cứ này sẽ được đổi tên theo tên của cố Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội Bờ Biển Ngà, tướng Thomas d'Aquin Ouattara.
Tin liên quan |
![]() |
Khoảng 1.000 lính Pháp đã được triển khai trước đó tại Port-Bouët để hỗ trợ việc chống lại lực lượng thánh chiến ở nước sở tại và khu vực sẽ rút dần trong suốt năm 2025.
Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu cho biết: "Pháp đang chuyển đổi sự hiện diện của mình, chứ không phải biến mất", lưu ý rằng khoảng 80 quân nhân nước này sẽ tiếp tục ở lại Bờ Biển Ngà để cố vấn và huấn luyện quân đội quốc gia sở tại.
Các thỏa thuận hợp tác quân sự mới đã được ký kết tại buổi lễ giữa hai nước, trong đó hai bên đều nhấn mạnh rằng quan hệ giữa hai nước vẫn nồng ấm.
Bộ trưởng Quốc phòng Bờ Biển Ngà Tene Birahima Ouattara cho biết: "Đạo luật này đánh dấu kỷ nguyên mới trong tình hữu nghị và hợp tác chiến lược giữa hai nước... Những thay đổi về địa chính trị và những thách thức an ninh hiện tại trên lục địa này sẽ định hướng cho thiện chí chung của chúng ta trong việc thúc đẩy an ninh chung vì sự ổn định khu vực bền vững".
Cảm ơn Pháp vì "sự ủng hộ và tin tưởng thể hiện trong quá trình tăng cường năng lực của lực lượng vũ trang Bờ Biển Ngà", ông Ouattara nhắc lại cam kết của quốc gia Tây Phi trong việc tiếp tục hợp tác "chiến lược" này.
Trong những năm gần đây, một loạt các quốc gia Tây Phi đã yêu cầu Pháp rút hiện diện quân sự, bao gồm Niger, Burkina Faso, Senegal và Chad, nơi từng được coi là đối tác ổn định và trung thành nhất của Paris tại châu Phi.
Chính phủ Pháp nỗ lực khôi phục ảnh hưởng chính trị và quân sự đang suy yếu của mình trên lục địa này bằng cách đưa ra một chiến lược quân sự mới.
Một cuộc không kích của Israel đã đánh trúng trực tiếp vào nhà máy làm giàu uranium ngầm của Iran ở Natanz, theo cơ quan giám sát hạt nhân LHQ.
Ngày 14/7, Tòa án Tối cao Mỹ cho phép chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiến hành kế hoạch sa thải hàng loạt tại Bộ Giáo dục mà trước đó đã bị một thẩm phán liên bang chặn lại.
16 công dân tại Iran đã về nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Israel mở đăng ký nguyện vọng về nước đối với cộng đồng người Việt ở sở tại.
Tổng thống Trump chỉ những người ủng hộ và thành viên đảng Cộng hòa kêu gọi công bố 'hồ sơ Epstein', cho rằng họ 'yếu ớt' và 'ngu ngốc'.
Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin trình diện tòa, tìm cách bảo vệ bản thân trước cáo buộc phỉ báng hoàng gia.
Ngày 11/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Bulgaria, Đại sứ Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Atanas Zapryanov.
Ông Thái, 93 tuổi, đệ đơn ly hôn bà Diêu, 85 tuổi, vì lý do thiếu chí tiến thủ sau nhiều năm chung sống.
Dù đã biết chị chiến đấu với bệnh hiểm nghèo trong một thời gian, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng khi đọc cáo phó. Thật khó để tin rằng chị đã ra đi...
Ít nhất 8 người Palestine, trong đó có nhiều trẻ em, và 17 người bị thương khi tên lửa Israel bắn trượt mục tiêu ở miền trung Dải Gaza.