Bệ phóng S-400 tại Belgorod được cho là bị phá hủy do trúng đạn HIMARS, đòn tập kích đầu tiên bằng vũ khí Mỹ của Ukraine vào lãnh thổ Nga.
Kênh Telegram Spy Dossier ngày 3/6 đăng video một vụ cháy lớn trên cánh đồng, cho biết đây là hiện trường vụ tập kích bằng pháo phản lực phóng loạt HIMARS của Ukraine vào tỉnh biên giới Belgorod của Nga trước đó hai ngày. Khí tài bị trúng đòn là tổ hợp phòng không S-300/S-400, theo tài khoản này.
Defense Express của Ukraine cho biết đây là hệ thống S-400, thêm rằng hình ảnh đăng kèm cho thấy hai bệ phóng của tổ hợp đã bị phá hủy hoàn toàn, các xe hỗ trợ cũng bị hư hại, một chiếc dường như là xe chỉ huy. Radar điều khiển hỏa lực 92N6 cũng bị thủng nhiều lỗ nhỏ do trúng các quả đạn con từ rocket GMLRS của pháo HIMARS.
"Hệ thống này được triển khai gần thành phố Belgorod nhằm bắn hạ các mục tiêu trên không cỡ lớn của Ukraine. Việc các bệ phóng bị phá hủy sẽ làm suy yếu năng lực phòng không của Nga, cho phép lực lượng Ukraine tập kích các mục tiêu của đối phương hiệu quả hơn", cổng thông tin điện tử của quân đội Ukraine Militarnyi nhận định.
Nga chưa bình luận về thông tin.
Ukraine từng nhiều lần phóng máy bay không người lái (UAV) tự sát và tên lửa phòng không do nước này tự sản xuất vào lãnh thổ Nga trong cuộc xung đột, song đây được cho là lần đầu tiên Kiev làm điều trên bằng vũ khí do Mỹ sản xuất.
Đòn tập kích diễn ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken xác nhận Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cho Kiev dùng vũ khí Mỹ tập kích lực lượng Nga đang tập trung ở gần biên giới để chuẩn bị tấn công Ukraine. Đây là hành động nhằm giúp Ukraine ứng phó với chiến dịch đang diễn ra của Nga ở tỉnh Kharkov, nơi Moskva đã giành được nhiều bước tiến về lãnh thổ.
Dù vậy, Kiev không được phép sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS và các loại vũ khí tầm xa khác để tập kích lãnh thổ của Moskva. Rocket GMLRS với tầm bắn khoảng 70-80 km chứa 404 quả đạn con, trong khi tên lửa ATACMS có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 300 km và mang theo hơn 300 quả đạn con.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 2/6, Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi Tổng thống Mỹ cho phép nước này khai hỏa cả tên lửa ATACMS.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 3/6 tuyên bố Mỹ sẽ đối mặt với "hậu quả tai hại" do tính toán sai lầm. Andrey Kartapolov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga), trước đó khẳng định Moskva sẽ triển khai biện pháp "bất đối xứng" nhằm đáp trả quyết định của Mỹ, nhưng không nêu cụ thể.
Phạm Giang (Theo Militarnyi, Defense Express, Reuters)
Đặc vụ an ninh Ba Lan phát hiện thiết bị nghe lén trong phòng họp của các bộ trưởng nội các, song chưa xác định được thủ phạm.
Ngày 9/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cách chức người đứng đầu Vệ binh quốc gia Serhiy Rud, lực lượng phải chịu trách nhiệm về vụ ám sát hụt trong tuần nhằm vào nhà lãnh đạo này.
Ngày 22/10, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã ngăn chặn các nỗ lực của Ukraine nhằm vượt sông Dnipro ở khu vực Kherson, nơi họ đang sơ tán dân thường trước một cuộc phản công rộng lớn hơn của Kiev.
Ngày 26/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức buổi gặp gỡ phóng viên báo chí trước thềm Năm mới 2024.
Cuba khẳng định không tồn tại bằng chứng về cái gọi là 'vụ tấn công sóng âm' nhằm vào các nhà ngoại giao Mỹ tại Havana.
Gặp đại diện cộng đồng người Việt và cán bộ, nhân viên đại sứ quán tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính dặn dò bà con tiếp tục đoàn kết, phát huy sức mình vì sự phát triển của đất nước.
Nga chế tạo thiết bị có thể mô phỏng vụ nổ hạt nhân để huấn luyện binh sĩ trong kịch bản phải sử dụng vũ khí nguyên tử.
Tổng thống Samia Suluhu Hassan nhấn mạnh Tanzania mong được học tập kinh nghiệm và hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực thế mạnh như nông nghiệp, kinh tế xanh...
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.