Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân sẽ phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website (link), kiểm tra số tài khoản, quét mã độc và kiểm tra mã QR.
Phần mềm phòng chống lừa đảo là ứng dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), được cung cấp hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ 2 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.
Ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, Giám đốc công nghệ Công ty An ninh mạng NCS, kiến trúc sư trưởng của phần mềm cho biết: “Nghiên cứu kỹ 24 hình thức lừa đảo cũng như các tổ hợp biến thể mà các đối tượng đã sử dụng, chúng tôi xác định 5 điểm chốt chặn quan trọng có thể giúp người dân phòng chống lừa đảo. Phần mềm sẽ phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website (link), kiểm tra số tài khoản, quét mã độc và kiểm tra mã QR”.
Chức năng kiểm tra số điện thoại giúp người dùng ngăn chặn các số lừa đảo có trong cơ sở dữ liệu, cũng như cảnh báo các số quảng cáo làm phiền (số spam). Người dùng có thể chủ động chặn các số không muốn liên lạc (danh sách đen) hay tạo ngoại lệ cho các số thường xuyên trao đổi (danh sách trắng).
Chức năng kiểm tra địa chỉ web (link) giúp phát hiện các trang web lừa đảo, chứa mã độc hoặc trang giả mạo. Người dùng sẽ nhận được khuyến cáo không nên truy cập các trang web này để phòng tránh bị mất tài khoản. Phần mềm cũng hỗ trợ người dùng quét các mã QR trước khi giao dịch, giúp phát hiện ra các mã QR có dấu hiệu lừa đảo.
Với chức năng quét mã độc, người dùng sẽ được cảnh báo khi cài các ứng dụng (app) giả mạo hoặc có chứa mã độc. Từ đó giúp phòng ngừa các tình huống mạo danh cơ quan, tổ chức để lừa cài app giả, chiếm quyền điều khiển điện thoại, sau đó tự động chuyển tiền, kịch bản này đã rất nhiều người bị mắc bẫy trong thời gian qua.
Các chuyên gia cũng cho biết, hầu hết các tình huống lừa đảo có đích nhắm cuối cùng chính là số tiền trong tài khoản của nạn nhân. Phần mềm phòng chống lừa đảo sẽ tạo ra chốt chặn quan trọng, kiểm tra số tài khoản trước khi giao dịch. Với chức năng này, người dùng có thể biết số tài khoản mình định giao dịch có nằm trong danh sách lừa đảo hay không. Nếu có, người dùng được khuyến cáo không nên thực hiện giao dịch.
Đội ngũ phát triển phần mềm cho biết, cơ sở dữ liệu lừa đảo sẽ được kết nối, cập nhật từ các bộ, ngành trong nước như Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và các bên liên quan khác. Hệ thống cũng sẽ kết nối với cơ sở dữ liệu các công ty an ninh mạng là thành viên của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cũng như các tổ chức chống lừa đảo quốc tế để phát huy sức mạnh tổng hợp.
Dự kiến, phần mềm chống lừa đảo sẽ mở thử nghiệm diện hẹp (phiên bản Beta) trong tháng 6.2024 và chính thức ra mắt vào tháng 7.2024.
Mở rộng vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ' xảy ra tại Viện pháp y tâm thần Trung ương TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa, CQĐT Công an TP Hà Nội khởi tố thêm 3 bị can là lãnh đạo Trung tâm pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc.
Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng tình trạng các đối tượng lừa đảo mạo danh là giảng viên trường đại học liên hệ đặt mua hàng hóa cho nhà trường nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Ghi nhận các bị cáo nhân thân tốt, đều có ý thức khắc phục, tìm cách hỗ trợ bị hại, kêu gọi từ thiện giảm bớt thiệt hại vật chất, tinh thần, tòa phúc thẩm quyết định giảm án.
Long An - Đang lưu thông trên Quốc lộ 1, 2 người đi xe máy bất ngờ thắng gấp khi trời đổ mưa khiến 2 người té xuống đường bị...
Sau vài giờ tiếp nhận trình báo từ người dân bị giật vé số, Công an xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết, Bình Thuận truy xét nhanh chóng và bắt giữ được người phụ nữ gây ra vụ việc.
Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đã bắt được thủ phạm phóng hoả một cửa hàng xe máy, khiến tổng cộng 6 ngôi nhà thiệt hại.
Cơ quan Hải quan xác định 450 chiếc đồng hồ đeo tay là hàng giả nhãn hiệu Rolex. Tổng trị giá hàng hoá vi phạm ước tính khoảng 45 tỉ đồng.
Chiều nay (24/6), chị Phạm Thị Thắm (trú tại xã Vân Du, huyện Ân Thi, Hưng Yên) cho biết, em trai chị là anh Phạm Văn Đ. (SN 1990) cùng một công nhân tại địa phương là Nguyễn Đăng H. (SN 1994) bị tử vong do bị điện giật. Theo chị Thắm, sáng 23/6, Đ. và H. cùng thi công các hạng mục trong gói thầu “Sửa chữa lưới điện trung thế (bổ sung) 2025”, đoạn chạy qua địa bàn huyện Văn Lâm. Khoảng 10h, Đ. và H. xuống khu vực ruộng để gỡ rối đường dây điện...
Sau khi nhận hàng chục tỷ đồng từ Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, ông Đặng Văn Minh (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) khai ngoài chi cho cựu Bí thư Tỉnh ủy Cao Khoa và cựu Phó chủ tịch tỉnh Lê Viết Chữ, ông còn chia cho “một chủ tịch tỉnh khác” và cựu Giám đốc Ban quản lý dự án tỉnh Võ Trọng Phương, mỗi người 1,5 tỷ.