Phần lớn sinh viên học ngoại ngữ vì điểm số

08:30 26/04/2023

TP - Khảo sát từ một số trường đại học (ĐH) cho thấy mục đích học ngoại ngữ của phần lớn sinh viên là vì điểm số và khả năng tự học của sinh viên thấp.

Hôm qua, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam. Tại hội thảo, các nhà giáo dục, sinh viên, giáo viên đến từ các trường ĐH trên cả nước chia sẻ ý kiến với 24 chuyên đề. Trong đó, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ ở bậc ĐH nhận được ý kiến của đông đảo thầy cô. Tại hội thảo, bà Vũ Trâm Anh, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM, cho hay,

Từ năm 2022 đến nay, sinh viên của trường ngoài làm bài trên lớp, ở nhà còn phải thực hiện các hoạt động tự học trên mô-đun. Sau một học kỳ giảng dạy sinh viên năm thứ 2 tại 4 lớp tiếng Anh chuyên ngành, bà Trâm Anh nhận thấy nếu không có sự ràng buộc thì số sinh viên tự giác làm bài trên mô-đun không đạt được như mong muốn. Chính vì vậy, ở học kỳ tiếp theo, bà Trâm Anh đã khảo sát trên 170 sinh viên của 4 lớp đã dạy bằng cách so sánh kết quả hai giai đoạn dạy học. Trong đó giai đoạn đầu chỉ giao bài tập cho sinh viên tự học trên mô-đun để quan sát mức độ tự giác. Kết quả có 130/170 sinh viên thấy cần thiết khi tự học trên mô-đun, còn lại thấy không cần thiết.

Thế nhưng trong số sinh viên thấy cần thiết thì chỉ có 29/130 sinh viên hoàn thành hết các hoạt động trên mô-đun. Ở giai đoạn 2, có thêm ràng buộc khuyến khích như làm bài trên mô-đun, sinh viên có thêm điểm cộng thành phần. Kết quả, số lượng sinh viên tham gia làm đầy đủ bài tập có tiến bộ hơn đạt tới trên 90%. Lấy ý kiến từ sinh viên cũng cho thấy phần lớn sinh viên cho rằng khi tự học trên mô-đun được cộng điểm thành phần, cộng điểm ưu tiên là đáng quan tâm nhất. “Điều này có nghĩa là sinh viên vẫn thích được cộng điểm hơn khi tự học. Có thể thấy tinh thần tự học của sinh viên chưa cao, vẫn còn bị lệ thuộc vào điểm số”, bà Trâm Anh chia sẻ.

Một số đại biểu tại hội thảo cũng cho rằng, nâng cao tự học với sinh viên là bài toán khó đối với giảng viên. Sinh viên khi đạt được mục đích về điểm số thì khả năng tự học sẽ giảm dần.

Du lịch ảo - kết quả thật

Để cải thiện khả năng học ngoại ngữ cho sinh viên, các đại biểu tham dự hội thảo đưa ra nhiều giải pháp. Các giảng viên đến từ Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết sinh viên được tham gia các câu lạc bộ hoặc làm trợ giảng. Trong khi đó, ThS Hà Ánh Phượng, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội, Giáo viên tiếng Anh trường THPT Hương Cần (Thanh Sơn, Phú Thọ), lại chia sẻ kinh nghiệm dạy ngoại ngữ bằng câu chuyện về lớp học xuyên biên giới: du lịch ảo - học thật.

Bà Phượng chia sẻ, học sinh của Trường THPT Hương Cần có tới 86% là dân tộc ít người nên không có cơ hội học tiếng Anh. Bà nhận thấy học sinh của mình cần 2 yếu tố để học là nội động lực và môi trường học ngoại ngữ. Do đó, bà Phượng đã tìm cách tạo môi trường học ngoại ngữ tốt nhất cho học sinh như đặt tên học sinh bằng tiếng Anh, tìm cách để các em có cơ hội học tập với người nước ngoài bằng các mối quan hệ bạn bè. Nhưng cách này có nhiều hạn chế. Cơ duyên đã đến khi bà Phượng phát hiện ra có các lớp học xuyên biên giới. Tại đây, học sinh không chỉ được học cách phát triển ngôn ngữ mà còn được học các kỹ năng khác.

Bà Phượng cho biết học sinh của mình đã du lịch không visa đến hơn 50 quốc gia trên thế giới, qua đó, các em được học các kỹ năng ngôn ngữ từ giáo viên nước ngoài và có thêm cơ hội để mở rộng kiến thức liên văn hóa, có cơ hội phát triển các phẩm chất của một công dân toàn cầu.

“Có nhiều tên gọi khác nhau như lớp học xuyên biên giới, học tập quốc tế trực tuyến, lớp học đa quốc gia. Ở các lớp học này, sử dụng các công cụ của kỹ thuật số để học sinh trải nghiệm mà không cần phải di chuyển ra nước ngoài. Đây là xu hướng dạy học của thế giới và Việt Nam. Công cụ này có thể sử dụng để dạy các môn học, không riêng ngoại ngữ”, bà Phượng nói.

Bà cho biết, khi đi thực tế, đã rất ấn tượng với cách kết nối xuyên biên giới để dạy môn Sinh ở Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc hay các môn Lý, Hóa của Sở GD&ĐT Nam Định.

Đọc bài gốc tại đây.

Có thể bạn quan tâm
Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất họp 4 bên về vấn đề Nagorny-Karabakh

Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất họp 4 bên về vấn đề Nagorny-Karabakh

05:50 17/09/2023

Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần bày tỏ mong muốn làm trung gian hòa giải xung đột giữa Armenia và Azerbaijan. Thổ Nhĩ Kỳ là nước láng giềng sát cạnh Armenia nhưng lại có nhiều sự hỗ trợ cho Azerbaijan.

Chủ tịch nước trao huy hiệu 45 tuổi Đảng cho Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên

Chủ tịch nước trao huy hiệu 45 tuổi Đảng cho Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên

10:00 03/02/2024

Vào Đảng từ tháng 12-1978, đến nay Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã có 45 năm tuổi Đảng.

Ukraina nhận tên lửa tầm xa trong đợt vũ khí mới nhất từ phương Tây

Ukraina nhận tên lửa tầm xa trong đợt vũ khí mới nhất từ phương Tây

16:30 12/05/2023

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace xác nhận nước này đang cung cấp tên lửa hành trình tầm xa cho Ukraina.

Cửa hàng điện lạnh bốc cháy trong đêm, 4 người thoát chết

Cửa hàng điện lạnh bốc cháy trong đêm, 4 người thoát chết

08:20 25/06/2024

Một cửa hàng điện lạnh tại thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cháy rực trong đêm 24-6, may mắn 4 người trong căn nhà kịp thoát ra ngoài an toàn.

Đức trục xuất đại sứ Chad sau khi phái viên Đức tại Chad về nước

Đức trục xuất đại sứ Chad sau khi phái viên Đức tại Chad về nước

07:30 12/04/2023

Bộ Ngoại giao Đức đã ra lệnh cho đại sứ Chad rời khỏi nước này trong 48 giờ đồng hồ - một động thái đáp trả quyết định trục xuất đại sứ Đức của Chad vào tuần trước.

Kinh tế TP.HCM tăng trưởng hơn 6,4% trong 6 tháng đầu năm

Kinh tế TP.HCM tăng trưởng hơn 6,4% trong 6 tháng đầu năm

05:20 02/07/2024

Phát biểu mở đầu phiên họp thường kỳ tháng 6 năm 2024 của TP.HCM chiều 1/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng: “6 tháng đầu năm, thành phố có mức tăng trưởng bình quân là 6,46% nhưng quý 3, chúng ta phải phải vượt lên trên 7% và đến quý 4 phải vượt lên nữa để đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5 - 8%. Cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính quyền phải tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn, tháo gỡ ngay khi có phát sinh,...

HLV Trần Minh Chiến: U16 Việt Nam thua Indonesia không ngờ, tôi phải đánh giá lại mình

HLV Trần Minh Chiến: U16 Việt Nam thua Indonesia không ngờ, tôi phải đánh giá lại mình

21:50 03/07/2024

U16 Việt Nam để thua U16 Indonesia với tỉ số 0-5 ở trận tranh hạng 3 giải U16 Đông Nam Á 2024 diễn ra vào chiều 3-5 trên sân Manahan ở Indonesia.

Có nhà vệ sinh, sao vẫn tiểu bậy vào bánh xe ô tô, gốc cây?

Có nhà vệ sinh, sao vẫn tiểu bậy vào bánh xe ô tô, gốc cây?

13:20 13/08/2024

Không ít tài xế vẫn vô tư tiểu bậy vào bánh xe ô tô hay trên vỉa hè, gốc cây khiến nhiều người qua lại bức xúc.

Phát hiện sửng sốt trong lăng mộ nữ hoàng Ai Cập đầu điên

Phát hiện sửng sốt trong lăng mộ nữ hoàng Ai Cập đầu điên

07:50 16/10/2023

Lăng mộ nữ hoàng Ai Cập được tìm thấy có những bình rượu từ 5.000 năm trước. Chủ nhân của lăng mộ này có thể là nữ pharaoh đầu tiên...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới