Phạm Quỳnh 'sẽ chẳng bao giờ được cảm thông'?

20:30 24/06/2024

Sinh thời, Phạm Quỳnh nhận mình là một người ở buổi giao thời và 'sẽ chẳng bao giờ được cảm thông'. Sau thời gian dài Phạm Quỳnh bị phê bình rồi chiêu tuyết, gần đây lại có người bàn lại nhân vật phức tạp này.

Một số cuốn sách của Phạm Quỳnh - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Mới đây, tại hội thảo Nghiên cứu định chế văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1934 ở Viện Văn học, nhà nghiên cứu trẻ Lê Nguyên Long (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) cho Phạm Quỳnh là một nhân vật phức tạp và không đồng tình với nhiều ý kiến chiêu tuyết "hơi quá đáng" cho Phạm Quỳnh.

Ý kiến này mở ra một dịp để bàn lại về "người của lịch sử" này.

Phê bình cực đoan lẫn chiêu tuyết quá đáng đều không đúng?

Phạm Quỳnh - Ảnh: Tư liệu

Khi nghiên cứu du ký của Phạm Quỳnh, nhiều người ca ngợi ông có những sáng tạo văn chương, khảo cứu chân thực về phong tục... nhưng ông Long chỉ ra những điều đó không hoàn toàn khách quan.

Đằng sau vẻ ngoài khách quan là chủ nghĩa dân tộc.

Các nhà nghiên cứu cho một trong những thủ pháp của chủ nghĩa dân tộc là viễn cổ hóa một cộng đồng.

Trong bài 10 ngày ở Huế, Phạm Quỳnh đã viễn cổ hóa Huế, miêu tả Huế như thủ đô của Việt Nam hàng ngàn đời, trong khi Huế rất trẻ so với các thủ đô khác.

Bài du lịch xứ Lào cũng cho thấy ý thức hệ này của ông.

"Với tư cách nhà khoa học, tôi không đồng tình với các ý kiến chiêu tuyết hơi quá đáng cho Phạm Quỳnh", ông Long nói với Tuổi Trẻ.

Khi đọc lại những gì Phạm Quỳnh viết trên Nam Phong mà ông là chủ bút, sẽ thấy ông ca ngợi thực dân thái quá, là cái loa phát ngôn của thực dân khi ca ngợi thiên triều, chê trách Phan Bội Châu...

Theo ông Long, chiêu tuyết cho Phạm Quỳnh không sai nhưng "xóa hết tì vết của ông là không đúng".

Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Long - Ảnh: T.ĐIỂU

"Phải nhìn ông là một người phức tạp của thời kỳ ấy.

Ông đi theo xu hướng cải lương, bảo thủ, duy tâm, không đấu tranh được như những nhà cách mạng Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu...

Ông lợi dụng các chính sách của thực dân Pháp để theo đuổi dự án dân tộc chủ nghĩa trên bình diện văn chương, ngôn ngữ chữ Quốc ngữ, xiển dương nền văn chương quốc học.

Tôi không hoàn toàn lật đổ Phạm Quỳnh, cũng không bảo ông là một nhà văn hóa lừng lẫy. Tôi muốn nhìn ông như ông là", Lê Nguyên Long nói.

TIN LIÊN QUAN
  • Nhạc sĩ Phạm Tuyên và Bài hát lớn lên cùng con

  • Trương Vĩnh Ký yêu nước theo cách của mình

  • Đọc sách tiền nhân Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Vương Hồng Sển

Trao đổi với Tuổi Trẻ về ý kiến trên, TS Đoàn Ánh Dương (Viện Văn học) cho biết lâu nay những nghiên cứu về Phạm Quỳnh đa số dựa trên góc nhìn giá trị luận, đóng góp hay hạn chế của nhân vật.

Còn Lê Nguyên Long nghiên cứu Phạm Quỳnh như một chủ thể thuộc địa, một trí thức dân tộc. Ông xem xét ứng xử của nhân vật đó trong tình thế thuộc địa ra sao.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khi được hỏi về "sự chiêu tuyết quá đáng" cho Phạm Quỳnh nói "cũng có vẻ như thế".

Song theo ông Ân, điều chính yếu là hiện nhiều người "không đọc kỹ Phạm Quỳnh nhưng cứ hùa nhau phán".

Phạm Quỳnh vẫn yêu nước theo cách của ông

Ông Lê Nguyên Long chia sẻ, Phạm Quỳnh yêu nước theo cách riêng của ông. Chủ nghĩa dân tộc ở Phạm Quỳnh chính là một biểu hiện của lòng yêu nước.

Đồng quan điểm, Đoàn Ánh Dương nhận định Phạm Quỳnh lựa chọn văn hóa như là phương tiện để xử lý các vấn đề của đất nước bấy giờ.

Ông vừa học theo tri thức, mô hình của phương Tây vừa dùng sự học theo đó để chống lại sự cai trị đó.

Theo ông Dương, tình thế thuộc địa buộc phải lựa chọn như thế và đánh giá về Phạm Quỳnh cần độ lùi về thời gian.

Tiến sĩ Đoàn Ánh Dương - Ảnh: T.ĐIỂU

Trước đó, trong bài Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn viết:

"Đọc lại Phạm Quỳnh, chúng ta dễ có cảm tưởng trước người nước ngoài và văn hóa nước ngoài, ông chủ bút Nam Phong có phần học trò, quá đề cao và tôn sùng một chiều.

Song nếu nhớ lại rằng vào thời của Phạm Quỳnh, nền quốc văn mới - rộng hơn, cả nền văn hóa mới, những nếp sống mới - còn đang ở dạng sơ khai, thì chúng ta sẽ thông cảm với ông hơn".

Ông Nhàn ghi nhận Phạm Quỳnh đã tiếp nối sự nghiệp của những Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của... mà xây nền đắp móng cho nền văn hóa mới.

Nhưng Phạm Quỳnh lại thực hiện dự án của mình trong vòng tay của kẻ cướp nước là "điều không thể chấp nhận với hầu hết các nhà trí thức thuộc thế hệ ông cũng như các thế hệ tiếp".

Liệu Phạm Quỳnh "sẽ chẳng bao giờ được cảm thông"?

Hay sẽ được "lịch sử đánh giá lại sau này" như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói với hai con gái của Phạm Quỳnh vào mùa thu năm 1945, được nhạc sĩ Phạm Tuyên kể lại: "Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này...".

"Tôi yêu nước tôi với tất cả tâm hồn tôi"

Trong hồi ký Chúng tôi đã sống như thế (NXB Tri Thức, 2013) của Nguyễn Ánh Tuyết (vợ nhạc sĩ Phạm Tuyên), tác giả đã trích dẫn nhiều tâm sự của Phạm Quỳnh - bố chồng bà:

"Là một người ái quốc Việt Nam, tôi yêu nước tôi với tất cả tâm hồn tôi, thế mà người ta buộc tội, bảo tôi là phản quốc, là cộng tác với kẻ xâm lược và phụng sự chúng!

Là một thân hữu chân thành của nước Pháp, một đằng khác, người Pháp trách cứ tôi che đậy một tinh thần quốc gia cực đoan, chống Pháp dưới một bề ngoài thân Pháp!".

Có thể bạn quan tâm
Trên 7,5 tỉ đồng thực hiện công trình phần việc thanh niên ở Đắk Lắk

Trên 7,5 tỉ đồng thực hiện công trình phần việc thanh niên ở Đắk Lắk

04:00 26/06/2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã triển khai thực hiện trên 300 công trình thanh niên trị giá trên 7,5 tỉ đồng.

Khánh Hòa lập Hiệp hội Văn hóa ẩm thực

Khánh Hòa lập Hiệp hội Văn hóa ẩm thực

07:30 17/05/2023

Khánh Hòa, quê hương của các món ăn đặc trưng nổi tiếng từ yến sào, tôm hùm, gỏi cá mai, nem Ninh Hòa, bún cá Nha Trang... thành lập Hiệp hội Văn hóa ẩm thực.

Tuổi trẻ Hạ Long hưởng ứng “Lễ hội Xuân Hồng 2024”

Tuổi trẻ Hạ Long hưởng ứng “Lễ hội Xuân Hồng 2024”

08:40 13/12/2023

Vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra chương trình Hiến máu tình nguyện “Lễ hội Xuân Hồng 2024”, với sự tham gia của đông đảo đoàn viên thanh niên và người dân trên địa bàn. Đây cũng là một trong những hoạt động Thành Đoàn Hạ Long phối hợp tổ chức, hướng tới chào mừng Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập thành phố.

Tìm cứ liệu chứng minh Chùa Quỳnh Viên là nơi phát tích Phật giáo Việt Nam

Tìm cứ liệu chứng minh Chùa Quỳnh Viên là nơi phát tích Phật giáo Việt Nam

08:30 08/05/2023

Hà Tĩnh - Nhiều nhà nghiên cứu đã và đang đi tìm bằng chứng để chứng minh cho nhận định Chùa Quỳnh Viên (trên núi Nam Giới thuộc xã Đình...

Bé trai bị đàn bò giẫm dập lách, rách phổi

Bé trai bị đàn bò giẫm dập lách, rách phổi

08:20 18/03/2024

Bé trai 10 tuổi phụ bố lùa đàn bò khoảng 20 con, bất ngờ vấp ngã bị bò giẫm, về nhà nôn ra máu.

Dâng hương, hoa Khu di tích lịch sử Kim Đồng ở Cao Bằng

Dâng hương, hoa Khu di tích lịch sử Kim Đồng ở Cao Bằng

17:40 27/07/2023

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), Tỉnh Đoàn- Hội đồng Đội tỉnh Cao Bằng tổ chức dâng hương, dâng hoa tại Khu di tích lịch sử Kim Đồng làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng.

Chàng trai 9X chế mô hình máy bay chiến đấu Su-35 chạy trên nước

Chàng trai 9X chế mô hình máy bay chiến đấu Su-35 chạy trên nước

09:20 24/03/2024

Học đến lớp 8, bằng niềm đam mê, chàng trai 9X ở Kiên Giang đã chế tạo ra nhiều mô hình ghe, tàu và đặc biệt là mô hình máy bay “độc lạ” đi trên mặt nước với tốc độ 70km/h khiến nhiều người thán phục.

Bạo hành, xâm hại trẻ em có khi ngay trong gia đình

Bạo hành, xâm hại trẻ em có khi ngay trong gia đình

20:30 16/12/2023

Ngày 16-12, tọa đàm 'Chung tay đẩy lùi bạo hành, xâm hại trẻ em' do Hội đồng Đội TP.HCM phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam (Save the Children) tổ chức.

Người làm sống dậy dòng tranh Đông Hồ

Người làm sống dậy dòng tranh Đông Hồ

13:50 15/02/2024

Tuy nhiên, lâu nay, nghề làm tranh tại làng Hồ gần như bị rơi vào quên lãng khi hầu hết hộ gia đình chuyển sang làm nghề đồ gỗ, nhuộm giấy, đặc biệt là làm hàng mã. Đau đáu với nỗi lo mai một nghề làm tranh truyền thống, ông Nguyễn Đăng Chế và các con cháu đã về làng sau hơn 30 năm xa quê với quyết tâm vực dậy dòng tranh cổ. Đến nay, Trung tâm lưu ...

Co loi xay ra
Co loi xay ra