Sáng 28.8, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tiến hành cưỡng chế, phá dỡ các công trình vi phạm xây dựng tại xã Minh Phú.
Lực lượng chức năng đã và sẽ tiến hành phá dỡ, cưỡng chế 6 công trình, homestay xây sai phép trên đất rừng phòng hộ.
UBND huyện Sóc Sơn có kế hoạch trong tháng 8 và tháng 9.2023, sẽ phá dỡ những công trình vi phạm xây dựng dọc con đường bêtông thôn Ban Tiện (xã Minh Phú) - nơi vừa xảy ra vụ đất đá vùi lấp hàng chục ôtô.
Nếu chỉ cưỡng chế tháo dỡ chừng này công trình, thì cũng chẳng ăn thua gì so với số công trình xây dựng trái phép trên địa bàn huyện, báo chí đã lên tiếng nhiều năm, không phải mới đây sau khi vụ sạt lở xảy ra.
Tương tự, UBND TP.Nha Trang đã có quyết định bố trí kinh phí gần 10 tỉ đồng để cưỡng chế tháo dỡ 5 công trình vi phạm trật tự xây dựng tại Dự án Khu biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang (phường Vĩnh Trường, TP.Nha Trang) trong tháng 9 tới. Kinh phí tháo dỡ sẽ được UBND phường thu hồi lại từ các chủ đầu tư công trình.
Cưỡng chế phá dỡ biệt thự, homestay vi phạm là đúng, to mấy, nhiều tiền mấy cũng phải đập, của ai, chức gì cũng phải đập. Đó mới là pháp luật, là phép nước, không cương quyết, không thẳng thớm thì không quản được xã hội.
Nhưng từ chuyện cưỡng chế tháo dỡ công trình sai phạm cho thấy một lỗ hổng lớn trong quản lý về xây dựng đang tồn tại ở nhiều địa phương. Ví dụ, trong tháng 8.2023, TP.Phú Quốc (Kiên Giang) quyết định cưỡng chế thêm 5 căn biệt thự xây trái phép ở ấp Đường Bào, xã Dương Tơ. Đây chỉ là số ít trong 79 căn biệt thự xây trái phép trên diện tích khoảng 18,9 ha đất do Nhà nước quản lý.
Những ngôi biệt thự được xây dựng trái phép trên đất rừng, đất do nhà nước quản lý, đương nhiên chính quyền địa phương phải biết. Một ngôi biệt thự, một homestay không phải cái chòi, muốn xây dựng phải làm nhiều thủ tục, đâu dễ làm càn.
Ở Sóc Sơn, Nha Trang, Phú Quốc, không phải một vài căn, mà là những khu biệt thự, làng biệt thự. Cho nên, nếu không có sự tiếp tay của cán bộ địa phương - những người có trách nhiệm quản lý - thì không thể làm được.
Cưỡng chế là phải thực hiện, nhưng đương nhiên phát sinh những thiệt hại đúng ra không nên có. Những tài sản bị tháo dỡ có thứ tái sử dụng, nhưng có những thứ chỉ là đống xà bần. Xây một căn biệt thự nhiều tiền, nhưng khi phá dỡ thì như hốt lại chén nước đã đổ ra mà thôi.
Nếu như cán bộ quản lý địa phương chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, ngăn chặn xây dựng trái phép từ trường hợp đầu tiên, từ khi đặt viên gạch đầu tiên, thì sẽ không có những hậu quả và thiệt hại như hôm nay.
Chính vì vậy, tháo dỡ công trình sai phạm thì phải xử lý những ai thiếu trách nhiệm dẫn đến những hậu quả này.
Ngày 21/8, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chống buôn lậu địa phương vừa phát hiện, thu giữ số lượng lớn giun đất khô không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Phan Bảo Ngọc và Hoàng Văn Thắng phóng xe máy đuổi theo ôtô tải, cầm cành cây đập vỡ gương chiếu hậu và đánh tài xế vì cho rằng vượt lên làm mình ngã.
Khi tòa trả hồ sơ vụ án buôn lậu có liên quan bà trùm Mười Tường, đại tá Đinh Văn Nơi giao Văn phòng cơ quan CSĐT thụ lý, thay vì giao về Phòng cảnh sát kinh tế, vì có nhiều bất thường.
Lâm Văn Mai, 43 tuổi, cùng bạn nhậu cưỡng bức người tình, sát hại nạn nhân bằng hàng chục nhát dao.
Chiều 25.10, một đám cháy bất ngờ bùng phát tại 1 kho hàng sản xuất nước yến trên đường Đồng Xoài (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng...
Ngày 21.9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ra quyết định tạm giữ 3 đối tượng để điều tra về hành...
Đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an TPHCM cho biết, trong năm 2023 trên địa bàn thành phố có hơn 128.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Giữa cuộc điều tra bế tắc, cảnh sát bất ngờ có bước đột phá nhờ câu nói 'chiếc xe được đổi bằng 3 mạng người' của tên cướp đang bị truy lùng.
Do ảnh hưởng của mưa lũ, nhiều đoạn đê trên địa bàn huyện Thạch Thất có nguy cơ tràn. Hàng ngàn người đã được huy động để đắp tải đê chống tràn.