Phà Bình Quới giúp rút ngắn thời gian đi từ TP Thủ Đức qua quận Bình Thạnh (TP.HCM) từ 25 phút xuống 5 phút (10,7km xuống 270m), nhưng đã ngưng hoạt động mấy tháng nay.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trưa 2-10, tại phà Bình Quới phía đường 36, phường Linh Đông (TP Thủ Đức), đơn vị liên quan đã rào kẽm gai và gắn biển thông báo "phà ngưng hoạt động".
Trong khi đó, phía bờ bên kia là cuối đường Bình Quới (phường 28, quận Bình Thạnh), tuy cổng vào phà không đóng nhưng không có dấu hiệu nào của sự hoạt động. Hai chiếc phà được neo đậu sát bờ, trên phà còn treo nhiều áo phao.
Nhà ở Bình Dương nhưng anh Phạm Văn Hoài (32 tuổi) tuần nào cũng chở vợ lên đi phà Bình Quới. Từ nhiều năm nay, việc này đã trở thành thói quen khó bỏ của vợ chồng anh Hoài. Khoảng 3 tháng nay, phà đóng cửa khiến anh trông ngóng và tiếc nuối.
"Mỗi tuần, tôi đi phà này 1-2 lần. Tôi thường chở vợ sang bên Bình Quới - Thanh Đa chơi và tiện thì hái bó rau muống về nấu cơm. Nếu đi phà, chúng tôi chỉ mất tầm 5 phút đổ lại là đã sang bên Bình Quới. Nhưng từ ngày phà đóng, tôi phải đi đường vòng ngang quốc lộ 13, thời gian đi lại gần như gấp 4-6 lần so với đi phà, còn tùy thuộc vào tình trạng kẹt xe.
Phà chạy rất êm. Lên phà là nhân viên phát áo phao và đưa đồ để bảo hộ xe rất đầy đủ, an toàn. Tôi thích đi phà vì tuyến đường dẫn đến phà khá thông thoáng, đi phà cũng mát mẻ và có thể ngắm cảnh dọc sông. Phí đi qua phà rất rẻ, chỉ từ 2.000 đến 4.000 đồng.
Phà đóng, tôi thấy bất tiện cho người dân trong việc đi lại. Tôi nghe người dân quanh đây nói hầu như hôm nào cũng có người chạy đến chỗ này hỏi khi nào phà chạy lại", anh Hoài chia sẻ.
Thường đến bến phà Bình Quới để hóng mát, ông Tiến Lanh (65 tuổi) cho hay cách đây vài ngày, ông có nghe ngóng được "tin đồn" phà sẽ chạy lại.
Ông Lanh chia sẻ: "Nghe phà chạy lại mà mừng, có phà bà con đi lại đỡ vất vả hơn. Phà này không chỉ mang ý nghĩa về giao thông mà còn gắn liền với văn hóa, chứng kiến sự đổi thay của Sài Gòn. Thấy phà đóng, tôi nhớ lắm".
Hiện trạng hai bên bến phà Bình Quới (quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức) - Ảnh: THU DUNG
Theo đại diện Phòng Quản lý giao thông đường thủy (thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM), phà Bình Quới trước đây được sở cấp phép hoạt động để phục vụ người dân đi lại, đỡ mất thời gian đi vòng đường vòng qua Phạm Văn Đồng - quốc lộ 13.
Tuy nhiên, kể từ tháng 3-2024, việc cấp phép phà này do UBND quận Bình Thạnh quản lý. "Cho đến nay, nếu nhận được các kiến nghị của người dân về phà Bình Quới thì sở sẽ chuyển UBND quận Bình Thạnh để xem xét, xử lý", vị này cho hay.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.