Tổng thống Zelensky cáo buộc Trung Quốc ngăn cản các nước tham dự hội nghị hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ, sau khi Bắc Kinh thông báo "khó tham dự".
"Trung Quốc đang nỗ lực ngăn cản các quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 2/6 nói với các phóng viên bên lề Đối thoại Shangri-La 2024 ở Singapore.
Ông Zelensky cho rằng "Trung Quốc là công cụ của Nga", đồng thời cáo buộc Nga "sử dụng ảnh hưởng và các quan chức ngoại giao Trung Quốc làm mọi điều để phá hoại hội nghị thượng đỉnh hòa bình".
Theo Tổng thống Zelensky, hơn 100 quốc gia và tổ chức đã đăng ký dự hội nghị và kêu gọi các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham dự. Ông bày tỏ thất vọng khi một số lãnh đạo quốc tế không đăng ký tham gia sự kiện.
Trung Quốc và Nga chưa bình luận về tuyên bố của ông Zelensky.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 31/5 cho biết hội nghị "cần được cả Nga lẫn Ukraine công nhận, có sự tham gia bình đẳng của mọi bên và thảo luận công bằng về tất cả kế hoạch hòa bình".
"Nếu không, hội nghị khó có thể đóng vai trò thực chất trong khôi phục hòa bình", bà Mao nói, đồng thời cho biết Trung Quốc "khó tham dự do công tác tổ chức hội nghị vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu của Trung Quốc và kỳ vọng của cộng đồng quốc tế".
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình về xung đột Ukraine dự kiến diễn ra ngày 15-16/6 tại Lucerne, Thụy Sĩ. Ukraine muốn thông qua hội nghị gây áp lực lên Nga và thúc đẩy hòa bình theo sáng kiến của nước này. Giới chức Nga gọi hội nghị này là "sự kiện vô nghĩa".
Trong khi đó, hội nghị có nguy cơ bị lu mờ nếu Tổng thống Mỹ Joe Biden, lãnh đạo nước ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất, không thể tham dự do vướng lịch trình vận động tranh cử. Chưa có dấu hiệu cho thấy ông Biden sẽ dự sự kiện.
Tổng thống Zelensky ngày 2/6 gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin bên lề Đối thoại Shangri-La và cho biết họ đã có "cuộc họp rất tốt". Ông cho biết hai bên thảo luận "về nhu cầu phòng thủ của Ukraine, củng cố hệ thống phòng không, liên minh F-16 và soạn thảo một thỏa thuận an ninh song phương".
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, thiếu tướng Patrick Ryder, nói Bộ trưởng Austin "nhắc lại sự ủng hộ không lay chuyển của Mỹ đối với Ukraine trong xung đột với Nga", cũng như tái khẳng định cam kết của Mỹ trong duy trì ủng hộ mạnh mẽ của liên minh gồm hơn 50 quốc gia để hỗ trợ Ukraine.
Ukraine đang chật vật ngăn chiến dịch Kharkov mà Nga triển khai từ ngày 10/5 và các đợt tiến công không ngừng của đối phương dọc theo chiến tuyến dài 1.000 km. Lực lượng Nga gần đây tuyên bố đạt thêm bước tiến trên các mặt trận và kiểm soát nhiều khu dân cư.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)
Ngày 19/7, tại Phủ Tổng thống ở thủ đô Luanda, Đại sứ Dương Chính Chức đã trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Tổng thống Angola João Manuel Gonçalves Lourenço.
Cơ quan an ninh Ukraine cho biết đã bắt hai đặc vụ cơ quan tình báo Nga bị cáo buộc chỉ điểm mục tiêu quân sự nhạy cảm để Moskva không kích.
Việt Nam khuyến cáo công dân ở Ukraine thường xuyên cập nhật thông tin, sẵn sàng sơ tán khỏi nơi nguy hiểm khi xung đột có nguy cơ leo thang.
Xét đến tình hình ở Ukraine và vùng Kursk của Nga, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Belarus đã ra lệnh tăng cường binh sĩ tại một số khu vực chiến thuật.
Với tư cách Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an tháng 4, Nga đã triệu tập cuộc họp để thảo luận cách thức làm cho chủ nghĩa đa phương hiệu quả hơn thông qua việc bảo vệ Hiến chương Liên hợp quốc.
Kết quả điều tra sơ bộ của quân đội Israel cho thấy con tin bị bắn nhầm ở Dải Gaza đã vẫy cờ trắng, cầu cứu bằng tiếng Do Thái.
Phó tổng thống Harris sẽ đại diện Mỹ tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine tại Thụy Sĩ, dù ông Zelenksy từng tuyên bố ông Biden không thể vắng mặt.
10 năm trôi qua kể từ ngày MH370 biến mất, nhiều nỗ lực tìm kiếm và giả thuyết được đưa ra, nhưng chưa ai có thể trả lời câu hỏi: Máy bay đang ở đâu.
Qatar đề xuất kế hoạch kết thúc chiến sự Gaza, trong đó có một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn để Hamas và Israel trao đổi con tin.