Tổng thống Trump tuyên bố hoàn toàn ủng hộ châu Âu cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine nếu nước này đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột với Nga.
"Nếu họ muốn làm như vậy thì thật tuyệt, tôi hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không phải đóng góp quân vì chúng tôi ở rất xa", Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/2 nói, sau khi được phóng viên hỏi có ủng hộ châu Âu cử quân tới Ukraine trong khuôn khổ bất cứ thỏa thuận nào về chấm dứt chiến sự giữa nước này với Nga.
Ông Trump nói thấy tự tin hơn nhiều về triển vọng đạt được thỏa thuận sau cuộc hội đàm giữa quan chức Mỹ và Nga tại Riyadh, Arab Saudi, trong đó hai nước nhất trí sẽ chỉ định đoàn đàm phán để giải quyết xung đột Nga - Ukraine.
"Các cuộc thảo luận đang diễn ra rất tốt, Nga muốn làm gì đó, họ muốn chấm dứt điều này", ông Trump nhận xét. "Tôi nghĩ mình có khả năng chấm dứt cuộc xung đột này và mọi việc đang diễn ra rất tốt".
Tổng thống Volodymyr Zelensky trước đó phàn nàn về việc Ukraine không được tham gia về cuộc thảo luận liên quan đến nước này ở Arab Saudi. Ông Zelensky kêu gọi đàm phán công bằng với sự tham gia của Ukraine và châu Âu để chấm dứt chiến sự.
Ông Trump chỉ trích Ukraine vì điều này, cho hay "rất thất vọng khi biết rằng họ buồn vì không có ghế". "Tôi nghe thấy rằng 'ôi, chúng tôi không được mời'. Nhưng đã ba năm trôi qua rồi và họ chưa có giải pháp".
Tổng thống Mỹ dường như còn đổ lỗi cho Ukraine đã "bắt đầu cuộc chiến". "Các bạn đáng lẽ phải kết thúc cuộc chiến sau ba năm, và lẽ ra đừng bao giờ bắt đầu nó. Các bạn lẽ ra đã phải đạt được một thỏa thuận", ông Trump nói.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 18/2 có cuộc hội đàm trong 4,5 giờ tại Arab Saudi, đánh dấu cuộc gặp cấp cao chính thức đầu tiên giữa hai nước từ khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát tháng 2/2022.
Nga nhận định hai bên đã lắng nghe nhau và tin rằng Mỹ đã hiểu rõ hơn lập trường của nước này. Ông Lavrov nói Nga phản đối bất cứ thành viên nào của NATO đưa quân tới Ukraine trong khuôn khổ lệnh ngừng bắn, gọi đây là điều không thể chấp nhận được.
Ông Rubio nói Mỹ đang hướng tới giải pháp công bằng và bền vững, khẳng định không bên nào "bị gạt ra ngoài lề" và sẽ có thời điểm EU cần tham gia tiến trình. Tuy nhiên, một số lãnh đạo châu Âu đã lo ngại Mỹ sẽ nhượng bộ Nga và điều chỉnh thỏa thuận an ninh với khu vực.
Các quan chức Nga và Mỹ đều cho biết chưa ấn định ngày tổ chức cuộc gặp giữa tổng thống hai nước. Khi được hỏi liệu có triển vọng gặp Tổng thống Vladimir Putin trong tháng này hay không, ông Trump nói "có thể".
Nguyễn Tiến (Theo AFP, AP, Reuters)
Một cuộc không kích của Israel đã đánh trúng trực tiếp vào nhà máy làm giàu uranium ngầm của Iran ở Natanz, theo cơ quan giám sát hạt nhân LHQ.
Ngày 14/7, Tòa án Tối cao Mỹ cho phép chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiến hành kế hoạch sa thải hàng loạt tại Bộ Giáo dục mà trước đó đã bị một thẩm phán liên bang chặn lại.
16 công dân tại Iran đã về nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Israel mở đăng ký nguyện vọng về nước đối với cộng đồng người Việt ở sở tại.
Tổng thống Trump chỉ những người ủng hộ và thành viên đảng Cộng hòa kêu gọi công bố 'hồ sơ Epstein', cho rằng họ 'yếu ớt' và 'ngu ngốc'.
Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin trình diện tòa, tìm cách bảo vệ bản thân trước cáo buộc phỉ báng hoàng gia.
Ngày 11/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Bulgaria, Đại sứ Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Atanas Zapryanov.
Ông Thái, 93 tuổi, đệ đơn ly hôn bà Diêu, 85 tuổi, vì lý do thiếu chí tiến thủ sau nhiều năm chung sống.
Dù đã biết chị chiến đấu với bệnh hiểm nghèo trong một thời gian, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng khi đọc cáo phó. Thật khó để tin rằng chị đã ra đi...
Ít nhất 8 người Palestine, trong đó có nhiều trẻ em, và 17 người bị thương khi tên lửa Israel bắn trượt mục tiêu ở miền trung Dải Gaza.