Ông Trump ký sắc lệnh lần đầu tiên coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Mỹ, cho rằng nó sẽ tăng gắn kết ở đất nước có nhiều người nhập cư.
Nhà Trắng ngày 1/3 công bố sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump, trong đó nêu rõ tiếng Anh từ nay được coi là ngôn ngữ chính thức của nước Mỹ.
"Một ngôn ngữ được công nhận trên toàn quốc là cốt lõi của xã hội thống nhất, đoàn kết và nước Mỹ sẽ được củng cố sức mạnh khi người dân có thể tự do trao đổi ý tưởng bằng một ngôn ngữ chung", sắc lệnh nêu rõ.
Trước đây, Mỹ không có ngôn ngữ chính thức, dù tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhất và được một số bang coi là ngôn ngữ chính thức. Theo Cơ quan Điều tra Dân số Mỹ, ngoài tiếng Anh, những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất là tiếng Tây Ban Nha, Trung Quốc, tiếng Tagalog, tiếng Việt và tiếng Arab.
Với sắc lệnh của ông Trump, các cơ quan liên bang Mỹ giờ đây không bắt buộc phải cung cấp hỗ trợ ngôn ngữ và dịch vụ phiên dịch cho những người không nói tiếng Anh.
Quyết định của ông Trump thay đổi sắc lệnh dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton vào những năm 1990, trong đó yêu cầu các cơ quan liên bang phải cung cấp tài liệu và dịch vụ bằng ngôn ngữ của những người không nói tiếng Anh. Các cơ quan chính phủ Mỹ giờ đây có thể linh hoạt quyết định mức độ hỗ trợ ngôn ngữ khác cho người dân.
"Sắc lệnh này không đi kèm bất cứ yêu cầu hay chỉ đạo thay đổi nào với các dịch vụ do các cơ quan cung cấp", thông báo từ Nhà Trắng nêu rõ.
Nhà Trắng thừa nhận có 350 ngôn ngữ được sử dụng tại Mỹ và sắc lệnh của Tổng thống Trump nêu rõ tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia "từ khi thành lập nền Cộng hòa", thêm rằng "các văn kiện lịch sử, như tuyên ngôn độc lập và hiến pháp, đều được viết bằng tiếng Anh".
Theo số liệu của chính phủ Mỹ, có gần 68 triệu người nói ngôn ngữ không phải tiếng Anh ở nhà, trong đó có hơn 40 triệu người nói tiếng Tây Ban Nha. Nước Mỹ còn có nhiều ngôn ngữ từ các nhóm người nhập cư và người bản địa.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Ông Putin chấp nhận nhượng bộ nhỏ khi điện đàm với ông Trump, nhưng giữ nguyên các điều kiện mà Nga coi là tiên quyết cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/3.
Sáng 19/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn đã tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Trung tâm truyền thông quốc tế Quảng Tây, thuộc Tập đoàn Truyền thông Nhật báo Quảng Tây (Trung Quốc) do Phó Giám đốc thường trực La Nhuệ dẫn đầu.
Ủy ban châu Âu (EC) đã sẵn sàng mở các nhóm đàm phán với Ukraine về việc kết nạp Kiev, tuy nhiên, quá trình đòi hỏi sự nhất trí từ tất cả 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này đã bị Hungary chặn lại.
Tàu hàng đâm vào tàu chở nhiên liệu của quân đội Mỹ ngoài khơi miền đông nước Anh, khiến cả hai tàu bốc cháy và dầu tràn ra biển.
Tổng thống Trump cho rằng người đồng cấp Putin đã đưa ra 'tuyên bố hứa hẹn' về ngừng bắn ở Ukraine và mong Nga sẽ làm điều đúng đắn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Mỹ ngừng các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, tham gia đối thoại để xuống thang căng thẳng.
Tổng thống Macron kêu gọi các nước EU ngừng mua tên lửa, tiêm kích Mỹ, ưu tiên khí tài châu Âu để tăng năng lực sản xuất vũ khí khu vực.
Phụ nữ Việt Nam tham gia mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tỷ lệ nữ tham gia hoạt động chính trị và giữ vai trò lãnh đạo ngày càng cao.