Tổng thống Putin ký duyệt Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện Nga - Triều Tiên, văn kiện cho phép hai nước hỗ trợ nhau nếu bị tấn công.
Theo tài liệu được công bố trên website chính phủ Nga hôm 9/11, Tổng thống Vladimir Putin đã ký phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Nga và Triều Tiên. Đây là bước cuối cùng trong quy trình phê chuẩn văn kiện này tại Nga, sau khi Thượng viện và Hạ viện bỏ phiếu thông qua hiệp ước lần lượt vào ngày 6/11 và 24/10.
Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Nga và Triều Tiên được lãnh đạo hai nước ký kết trong chuyến thăm của ông Putin đến thủ đô Bình Nhưỡng hồi tháng 6. Ông chủ Điện Kremlin trình văn kiện lên Hạ viện Nga xem xét hôm 14/10.
Hãng thông tấn TASS cho biết hiệp ước sẽ có hiệu lực vô thời hạn, bắt đầu từ thời điểm hai nước trao đổi văn kiện được phê chuẩn. Thỏa thuận sẽ thay thế Hiệp ước Hữu nghị, Láng giềng Tốt đẹp và Hợp tác được Nga và Triều Tiên ký ngày 9/2/2000.
Lời mở đầu nêu rõ hiệp ước sẽ đáp ứng các lợi ích cơ bản của người dân Nga và Triều Tiên, đồng thời "góp phần đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định trên toàn cầu và trong khu vực". Một trong các điều khoản quy định rằng nếu một trong hai nước bị tấn công, quốc gia còn lại sẽ lập tức cung cấp hỗ trợ quân sự và các trợ giúp khác dựa theo Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Hiệp ước hướng tới phát triển quan hệ Nga - Triều dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng như toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của bên kia. Các tài liệu đi kèm nhấn mạnh rằng hiệp ước "hoàn toàn mang tính chất hòa bình và phòng thủ, không nhằm mục đích chống lại nước thứ ba, không đe dọa hòa bình và ổn định".
Hai bên còn nhất trí hợp tác trên lĩnh vực an ninh năng lượng và lương thực, công nghệ thông tin, truyền thông, chăm sóc sức khỏe. Hợp tác song phương về thương mại, kinh tế, đầu tư, khoa học và công nghệ cũng được mở rộng.
Nga và Triều Tiên có chung đường biên giới đất liền, cùng quan hệ lịch sử từ thời Liên Xô. Ông Putin từng thăm Triều Tiên hồi năm 2000, ngay sau khi trở thành tổng thống, để gặp lãnh đạo Kim Jong-il.
Hai nước xích lại gần nhau hơn kể từ khi Nga phát động chiến dịch tại Ukraine vào đầu năm 2022. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng gọi Tổng thống Putin là "người bạn thân thiết nhất" của đất nước mình.
Phạm Giang (Theo TASS, Reuters)
Phó tư lệnh Ali Fadavi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tuyên bố họ sắp thực hiện trả đũa Israel.
Tổng thống Nga Putin sắp thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên, theo lời mời của lãnh đạo Kim Jong-un.
Ngày 12/2 (sáng 13/2 theo giờ Hà Nội), thành phố New York của Mỹ chấn động khi xảy ra hai vụ nổ súng đẫm máu. Trong vụ xả súng tại ga tàu điện ngầm Mount Eden Avenue ở quận Bronx, ít nhất một người phụ nữ đã tử vong sau khi bị đưa vào bệnh viện St Barnabas, trong khi 5 người khác bị thương.
Ngày 10/10, một quan chức Triều Tiên khẳng định, Bình Nhưỡng cần phát triển vệ tinh do thám quân sự để đối phó với Mỹ.
Đại sứ Hồ Thị Thanh Trúc cùng các tăng ni đón tiếp các vị lãnh đạo Sri Lanka tham gian trưng bày, giới thiệu về văn hóa Phật giáo Việt Nam và ý nghĩa của lễ Phật đản truyền thống Việt Nam.
Washington nói Tel Aviv có thể đã vi phạm tiêu chuẩn nhân đạo khi dùng vũ khí Mỹ, song chưa đủ bằng chứng để ngừng chuyển khí tài.
Ngày 9/11, chương trình Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 được tổ chức tại thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ X.
Ông Trump chính thức được đảng Cộng hòa đề cử làm thành ứng viên đại diện trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.
Kể từ đầu năm đến nay, số ứng cử viên chính thức tham gia tranh cử vào các vị trí khác nhau trong cuộc tổng tuyển cử Mexico, dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới, bị sát hại đã tăng lên 10 người.