Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận điều kiện kết thúc chiến sự ở Ukraine, cập nhật tình hình binh sĩ tham gia "chiến dịch quân sự đặc biệt".
Theo Hãng tin Reuters, ngày 14-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc chiến ở Ukraine cho đến khi Kiev đáp ứng những lo ngại về an ninh của Matxcơva.
Trả lời trong buổi họp báo cuối năm thường niên, ông Putin xác nhận mục tiêu của "chiến dịch quân sự đặt biệt" ở Ukraine vẫn là "diệt trừ chủ nghĩa phát xít, phi quân sự hóa và đảm bảo vị thế trung lập của Ukraine".
"Khi chúng ta đạt được những mục tiêu của mình, chúng ta sẽ hưởng hòa bình. Về việc phi quân sự hóa, chúng ta buộc phải tính đến các biện pháp khác nếu Ukraine không muốn đạt thỏa thuận. Trong đó có những biện pháp quân sự.
Hoặc chúng ta đạt thỏa thuận, đồng ý với một số giới hạn (về quy mô và sức mạnh của quân đội Ukraine) hoặc chúng ta giải quyết bằng vũ lực. Đây là điều chúng ta sẽ hướng đến", tổng thống Nga cho biết.
Người đứng đầu Điện Kremlin cũng không quên khẳng định lực lượng Nga trên mọi mặt trận ở Ukraine đang từng bước cải thiện hiệu quả quân sự.
Theo ông Putin, hiện có khoảng 617.000 binh sĩ Nga chiến đấu trên các mặt trận trên. Trong đó có 244.000 binh sĩ nằm trong số 300.000 quân dự bị tái ngũ sau khi Bộ Quốc phòng Nga ban bố lệnh động viện một phần hồi tháng 9-2022.
Ông khẳng định: "Số người sẵn sàng cầm súng bảo vệ Tổ quốc của chúng ta đang không giảm. Tính đến thời điểm này, chúng ta không cần thêm lệnh động viên mới".
Cũng tại sự kiện trên, tổng thống Nga nhấn mạnh quan điểm cá nhân rằng sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến gần biên giới Nga là nguồn cơn dẫn đến xung đột hiện tại ở Ukraine.
Quan hệ giữa Nga và Ukraine lao dốc sau khi Kiev liên tục bày tỏ nguyện vọng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO - những động thái Matxcơva xem là mối nguy đến an ninh nước mình.
"Những mong muốn mon men đến gần biên giới của chúng ta, khả năng kết nạp Ukraine vào NATO, đã dẫn đến thảm kịch này. Họ (NATO) đã buộc chúng ta phải làm điều này", ông Putin tuyên bố.
Ông cũng cho biết thêm: "Khi Mỹ có những thay đổi nội bộ, khi họ bắt đầu tôn trọng những dân tộc khác, bắt đầu tìm kiếm sự thỏa hiệp thay vì giải quyết các vấn đề của mình bằng lệnh trừng phạt và can thiệp quân sự thì những điều kiện cơ bản cho việc phục hồi hoàn toàn các mối quan hệ mới được đáp ứng".
Khi cuộc xung đột với nhóm Hamas vẫn chưa hạ nhiệt ở miền nam Israel, nước này lại đang xung đột với nhóm vũ trang Hezbollah do Iran hậu thuẫn, ở khu vực bên giới với Lebanon.
Ciện trợ vào khu vực vẫn đang nhỏ giọt. Thổ Nhĩ Kỳ điều thêm máy bay chở hàng cứu trợ cho Dải Gaza.
TP đã công bố và mở đề thi để các cá nhân, tổ chức tham gia dự thi tuyển quốc tế y tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa.
Sau vụ 'xịt vòi rồng' ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8-8 kêu gọi Philippines di dời tàu chiến mắc cạn ra khỏi khu vực bãi Cỏ Mây.
Cảnh sát Bulgaria đã bắt khẩn cấp bốn người nghi liên quan vụ xe tải chở gỗ, nhưng lại có 18 thi thể bên trong thùng xe bị nhà chức trách phát hiện ngày 17-2.
Tổng thống Nga Putin ban hành lệnh hỗ trợ 100.000 rúp (hơn 1.000 USD) cho mỗi trẻ em bị thương do chiến sự ở các vùng Lugansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson.
Lần đầu tiên Việt Nam cử một lực lượng lớn gồm 100 nhân sự, trong đó có 76 người của Bộ Quốc phòng và 24 người của Bộ Công an...
Các bản ghi âm giọng nói của con người khiến động vật hoang dã ở Nam Phi sợ hãi hơn cả tiếng gầm của sư tử, thậm chí là tiếng súng.
Là một đơn vị trẻ, mới được thành lập vào tháng 2/2022, Trung tâm Huấn luyện quốc gia về phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động được lãnh đạo Bộ Công an giao nhiệm vụ hết sức vinh dự nhưng cũng không kém phần nặng nề, đó là tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng về công tác phòng, chống khủng bố; sẵn sàng ứng phó giải quyết các tình huống khủng bố, phá hoại, bạo loạn vũ trang, đối tượng hình sự đặc biệt nguy hiểm; tham gia cứu nạn, cứu...