Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa duyệt học thuyết đối ngoại mới của nước này, trong đó có nhiều điểm chỉ trích Mỹ và phương Tây.
Tài liệu dài 42 trang đưa ra những thay đổi đối với quan điểm của Nga về thế giới - đặc biệt là mối quan hệ ngày càng đối đầu với phương Tây. Theo Hãng thông tấn Tass của Nga, nội dung học thuyết được công bố ngày 31-3 sau khi Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nêu qua một số điểm đáng chú ý của học thuyết trong một cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga cùng ngày.
Ông giải thích "chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine" đã mở ra "những thay đổi mang tính cách mạng" trong các vấn đề thế giới mà giờ đây cần được phản ánh trong học thuyết đối ngoại của Nga.
Ngoại trưởng Nga khẳng định nước này sẽ có "các biện pháp tương xứng và phi tương xứng để đáp trả các hành động không thân thiện chống lại Nga". Ông Lavrov cũng cho rằng phương Tây đang cố gắng "làm suy yếu nước Nga bằng mọi cách có thể".
Học thuyết, thứ được ví như một sổ tay thực tế dành cho các nhà ngoại giao Nga, chỉ đích danh Mỹ là mối đe dọa chính đối với sự ổn định quốc tế và là động lực của "đường lối chống Nga".
Matxcơva nhấn mạnh sẽ chú ý đến việc "vô hiệu hóa các mối đe dọa an ninh" từ các quốc gia châu Âu và NATO không thân thiện.
Tuy nhiên tài liệu cũng nói rằng Matxcơva tìm kiếm "sự chung sống hòa bình" và "sự cân bằng lợi ích" với Washington. Nga sẽ cố gắng duy trì "sự ổn định chiến lược" với Mỹ - ám chỉ các cơ chế kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của hai nước.
Trong phần nói về đảm bảo an ninh, học thuyết khẳng định Nga "có thể sử dụng quân đội để bảo vệ hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công vào chính mình hoặc các đồng minh", theo Tass.
Matxcơva sẽ tìm cách đảm bảo an ninh như nhau cho tất cả các quốc gia, nhưng chỉ trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Nga cũng sẽ phát triển hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự với các đồng minh để tăng cường an ninh khu vực.
Đáng chú ý, học thuyết cũng cho biết Nga đang đẩy mạnh quá trình đăng ký trong khuôn khổ luật pháp quốc tế về biên giới quốc gia và quyền tài phán đối với các vùng lãnh thổ mà nước này kiểm soát.
Hồi năm 2014 và tháng 10-2022, bất chấp sự phản đối của nhiều nước, Nga đã tuyên bố sáp nhập bán đảo Crimea cùng bốn khu vực khác của Ukraine. Phương Tây đã đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt và nhấn mạnh sẽ không thừa nhận các vùng đất này thuộc Nga.
Về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ với phương Tây, học thuyết khẳng định Nga không tự xem mình là kẻ thù của phương Tây.
Sự phát triển của luật pháp quốc tế, theo Matxcơva, phải tính đến thực tế của một thế giới đa cực. Ưu tiên của Nga sẽ là loại bỏ "sự thống trị" của Mỹ và các quốc gia không thân thiện khác trong các vấn đề thế giới.
Phụ huynh, học sinh tham khảo điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 và 2023.
Gần 1,17 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT; Sinh viên các nghề học nặng nhọc, độc hại được giảm học phí ... là những tin tức giáo...
Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.
TPHCM - Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 đang đến gần, lịch học thêm của những học sinh lớp 9 cũng đang trở nên dày hơn, có em học đến...
Lái xe đang di chuyển lên dốc từ hầm chung cư thì bất ngờ hai đứa trẻ chạy ngang qua đầu xe.
Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển 530 sinh viên hệ chính quy nhóm ngành Nghiệp vụ cảnh sát, tương đương năm ngoái.
Nhiều dự án của đề án 4.500 phòng học chậm tiến độ tại TPHCM; Duy trì gửi thông báo vi phạm giao thông của học sinh... là những tin tức...
Trận động đất có độ lớn 5,6 vừa xảy ra tại Myanmar, cách thành phố Meiktila 43km về phía Đông Bắc, và rung chấn nhẹ có thể được cảm nhận tại thành phố Mandalay.
Hơn 2.000 cư dân chung cư SDU, quận Hà Đông, đang phải lấy nước từ vòi bơm tạm do nguồn nước sinh hoạt xuất hiện mùi hôi tanh kéo dài suốt một tuần qua.