Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các nhà lãnh đạo G20 rằng họ cần phải suy nghĩ về cách ngăn chặn “thảm kịch” của cuộc chiến ở Ukraine.
Theo ông Putin, một số nhà lãnh đạo các nước đã nói bị sốc trước hành động "gây hấn" của Nga ở Ukraine.
"Các động thái quân sự luôn là thảm kịch", ông Putin nói trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20 do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì.
"Và tất nhiên, chúng ta nên nghĩ cách ngăn chặn thảm kịch này. Nga chưa bao giờ từ chối các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine" - ông Putin nói.
Theo Hãng tin Reuters, những lời nói này của ông Putin là một trong những phát biểu ôn hòa nhất về xung đột.
Quyết định đưa quân vào Ukraine của ông Putin vào tháng 2-2022 đã gây ra cuộc xung đột nguy hiểm nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai và cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất giữa Nga và phương Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Giao tranh kéo dài hơn một năm đã giết chết hoặc làm bị thương hàng trăm ngàn người, khiến hàng triệu người phải di dời và tàn phá các khu vực rộng lớn ở phía Nam và Đông Ukraine.
Đáng chú ý, trong phát biểu ngày 22-11, ông Putin dùng từ "chiến tranh" để nói về cuộc xung đột, thay vì thuật ngữ chính thức của Điện Kremlin là "chiến dịch quân sự đặc biệt".
"Tôi hiểu rằng cuộc chiến này và cái chết của nhiều con người không thể không gây sốc", ông Putin nói trước khi đưa ra cáo buộc rằng Ukraine đã đàn áp người dân ở miền Đông đất nước.
Xung đột ở miền Đông Ukraine bắt đầu vào năm 2014, sau khi một tổng thống thân Nga bị lật đổ trong Cách mạng Maidan ở Ukraine và Nga sáp nhập Crimea. Lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn thì chiến đấu với lực lượng vũ trang Ukraine.
Theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, khoảng 14.000 người đã thiệt mạng ở miền Đông Ukraine từ năm 2014 đến cuối năm 2021, trong đó có 3.106 thường dân.
"Việc tàn sát thường dân ở Palestine, ở Dải Gaza ngày nay, có gây sốc không", ông Putin hỏi hội nghị, đồng thời nói thật sốc khi các bác sĩ ở Gaza phải phẫu thuật cho trẻ em mà không gây mê.
Ukraine đã thề sẽ chiến đấu cho đến khi người lính Nga cuối cùng rời khỏi lãnh thổ, mặc dù một số người ở Ukraine đã kêu gọi có chiến lược khác.
Hôm 20-3, Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc cho biết các nhà điều tra vẫn đang xem xét nguyên nhân vụ tai nạn máy bay MU5735 của China Eastern Airlines khiến 132 người thiệt mạng.
Sáng 13/5, tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024. Trình bày thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhận định, thị trường bất động sản có tín hiệu phục...
Ukraina và Nga giao tranh khốc liệt ở tỉnh Kursk gần một trung tâm truyền tải khí đốt lớn và một nhà máy điện hạt nhân.
Bà Rịa - Vũng Tàu - Bắt đầu diễn ra từ ngày 23.5, song mới sau một ngày, Festival Biển đảo Việt Nam 2024 đã bị dừng tất cả hoạt...
Một quan chức cấp cao của Trung Quốc cảnh báo rằng chỉ một sự cố nhỏ giữa quân đội cũng có thể leo thang và làm tổn hại đến mối quan hệ hai nước.
Ngày 22-5, Bệnh viện Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp (TP.HCM) tổ chức lễ khai trương Phòng Chăm sóc Tâm thể nhằm hỗ trợ phục hồi sức khỏe tinh thần cho đội ngũ y tế trên địa bàn TP.
Một người phụ nữ Anh đã xăm hình bản đồ Nam Cực lên chân để ứng tuyển vị trí nhân viên bưu điện tại khu vực này.
Cả Bắc Kinh và đảng đối lập ở Đài Loan cùng cảnh báo viễn cảnh ông Lại Thanh Đức đắc cử lãnh đạo đảo này là 'cực kỳ nguy hiểm'.
Lực lượng an ninh đã giải tán người biểu tình chặn cầu Jumhuriya dẫn đến Vùng Xanh, ngăn họ đi đến Đại sứ quán Đan Mạch, sau khi một nhóm cực hữu ở Đan Mạch đăng tải video đốt kinh Koran.