Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho biết quỹ công đoàn được dùng chăm lo cho người lao động lúc ốm đau, quà Tết và tổ chức phong trào tại cơ sở.
Ngày 8/6, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Công đoàn sửa đổi. Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết việc phân định sử dụng kinh phí công đoàn được cơ quan soạn thảo đề xuất hai phương án. Thứ nhất là Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ sử dụng kinh phí công đoàn giữa công đoàn cấp trên với công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Phương án 2 là xác định cụ thể công đoàn cấp trên sử dụng 25%, công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sử dụng 75%.
"Hiện nay kinh phí công đoàn để lại công đoàn cơ sở 75% để trực tiếp chăm lo cho đoàn viên và người lao động. 25% còn lại phân phối cho cấp trên trực tiếp công đoàn cơ sở, cấp tỉnh và trung ương", ông Khang nói, cho biết phần của cấp trực tiếp trên cơ sở thường quay trở lại chăm lo cho đoàn viên và người lao động bởi một số công đoàn cơ sở còn khó khăn. Vì vậy, người lao động thực chất được hưởng là gần 84%.
Theo ông Khang, mức lương bình quân của người lao động hiện nay khoảng 8,2 triệu đồng/tháng, khoảng 100 triệu một năm. Kinh phí đóng quỹ công đoàn là 2%, tương đương khoảng 2 triệu đồng mỗi năm. Với tỷ lệ 75% chi cho công đoàn cơ sở, người lao động chỉ được khoảng 1,5 triệu đồng thông qua thăm hỏi ốm đau; quà tết âm lịch; sinh nhật, tổ chức hoạt động phong trào văn hóa.
"Với khoản tích lũy kinh phí công đoàn nộp lên cấp tỉnh và trung ương từ năm 1957 khi Luật Công đoàn đầu tiên ra đời, Tổng liên đoàn đề xuất sử dụng vào xây nhà ở xã hội", ông nói.
Theo Chủ tịch Tổng liên đoàn, đây cũng là một trong những nhiệm vụ chăm lo cho đoàn viên và người lao động. Nội dung này đã được đưa vào Luật Nhà ở sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua và Chính phủ sẽ có nghị định cụ thể.
Ông Khang đề nghị đại biểu ủng hộ phương án xác định cụ thể công đoàn cấp trên sử dụng 25%, công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sử dụng 75% quỹ công đoàn.
"Tỷ lệ đang thực hiện chúng tôi thấy ổn định và phát huy được tác dụng của quỹ. Qua khảo sát ở các nước thì tỷ lệ phân bổ cũng dao động 73-75% cho công đoàn cơ sở. Như vậy đảm bảo chăm lo cho toàn bộ hệ thống", ông Khang nói.
Đại biểu Bùi Huyền Mai, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cũng đồng tình với cơ quan soạn thảo về kinh phí công đoàn 2%.
Theo bà, dự thảo kế thừa và giữ nguyên quy định như hiện hành là đầy đủ căn cứ chính trị và thực tiễn. Việc này cũng phù hợp khi hoạt động của công đoàn ngày càng mở rộng với nhiều nhiệm vụ đặc thù. "Phương án phân chia cần quy định cụ thể ngay trong luật để đảm bảo tính khả thi", bà nói.
Tổng liên đoàn "có nhiều khu nghỉ mát ở vị trí đắc địa"
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng các hồ sơ kèm theo dự thảo về việc sử dụng kinh phí công đoàn 2% thời gian qua chưa rõ ràng. Đất đai, cơ sở của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tại các địa phương "là rất nhiều". Trong đó, "nhiều khu nghỉ mát mùa hè đều là những vị trí đắc địa rất đẹp, bãi biển ở tỉnh nào cũng có". "Việc sử dụng quỹ đất, tài sản công đoàn này cần phải làm rõ hơn", ông Thanh đề nghị.
Về quản lý tài chính công đoàn, ông cho rằng cơ quan soạn thảo cần căn cứ vào thực tiễn, theo nguyên tắc "cái gì đã chín đã rõ thì quy định trong luật, cái gì chưa rõ thì giao Chính phủ quy định chi tiết" để tránh vướng mắc trong thực tiễn.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, quá trình tham gia thẩm tra dự luật này, các cơ quan đặt ra vấn đề sử dụng quỹ công đoàn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi biến cố lớn như dịch Covid-19 trước đây. "Có thể bây giờ Covid-19 hết rồi nhưng cũng cần đưa vào luật để dự phòng trước", ông Thanh đề xuất.
Tại tờ trình dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết trong các nguồn thu cho tổ chức này hoạt động, kinh phí công đoàn do doanh nghiệp đóng chiếm 57-64%, đoàn phí do người lao động đóng 25-27%, nguồn thu khác 11-16% và ngân sách nhà nước khoảng 1%.
Theo báo cáo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, giai đoạn 2013-2019, khoảng 81,5% nguồn kinh phí tại cấp công đoàn cơ sở chủ yếu để chi chăm lo và bảo vệ quyền lợi cho người lao động; còn lại chi cho lương, phụ cấp và quản lý hành chính.
Song theo báo cáo Kiểm toán Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản, tài chính công năm 2019 của Tổng liên đoàn, tổng thu tài chính công đoàn năm 2019 hơn 20.200 tỷ đồng nhưng chỉ 46% được sử dụng chăm lo trực tiếp cho người lao động. Tỷ lệ chi trực tiếp chủ yếu tập trung ở cấp công đoàn cơ sở. Nếu ở công đoàn cơ sở là 99% thì ở công đoàn cấp trên cơ sở là 68%; liên đoàn lao động cấp tỉnh thành là 45% và ở Tổng Liên đoàn chỉ trên 8%.
Dân Đà Nẵng đội mưa chạy lụt. Mưa lớn kéo dài từ khuya 4/11 đến 10h ngày 5/11 khiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng ngập sâu. Đặc biệt, tại vùng 'rốn lụt' thuộc tuyến đường Mẹ Suốt, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, nước từ các kênh dâng cao, tràn vào nhà buộc chính quyền phải tổ chức di dời dân khẩn cấp. Ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, trong sáng 5/11, các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ quận Liên Chiểu và Quân khu 5 tổ chức...
Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ hết sức quan ngại khi có thông tin Trung Quốc đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đưa radar ra đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Từng bỏ 4.000 USD để chuộc thân, bị cáo Lâm quay về Việt Nam tuyển người đưa sang Campuchia bán.
Một số cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Công an công bố thông tin tuyển sinh đại học năm 2024.
Cán bộ Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Hà Nam ) đã nhanh giúp đỡ một nam thanh niên...
Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa cho biết trong 5 tháng đầu năm, lực lượng liên ngành gồm Sở GTVT - Công an đã phối hợp thực hiện nhiều giải pháp và xóa được 7 trên tổng số 33 điểm ùn tắc đang tồn tại trên địa bàn thành phố.
Chiều 4/5, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.
Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao - Giám đốc Công ty TNHH xây dựng 767 về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trao đổi với cử tri, đại biểu Quốc hội Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết: Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt có vi phạm khuyết điểm về những điều đảng viên không được làm, hay trách nhiệm nêu gương đối với cán bộ cao cấp, trách nhiệm người đứng đầu khi để cho cán bộ thuộc quyền quản lý của mình vi phạm pháp luật.