VKSND Hà Nội cho hay, ông Mai Tiến Dũng có sai phạm liên quan đến đại gia Nguyễn Cao Trí, song bị cáo có nhiều thành tích, thuộc diện người cao tuổi.
Phân hóa vai trò các bị cáo
Ngày 17.1, kết thúc tranh luận, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Hà Nội đề nghị TAND Hà Nội tuyên phạt ông Mai Tiến Dũng - cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, 24-30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo vì "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Cùng tội danh với ông Dũng, bà Trần Bích Ngọc - cựu Vụ trưởng Vụ I Văn phòng Chính phủ - bị đề nghị bằng thời hạn tạm giam (tạm giam từ 10.8.2023 đến 31.10.2024); ông Nguyễn Hồng Giang - cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ - bị đề nghị 24-36 tháng tù.
Ở tội "Nhận hối lộ", VKSND Hà Nội đề nghị tuyên phạt cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận 5-6 năm tù; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp 7-8 năm tù; cựu Phó cục trưởng Cục II Thanh tra Chính phủ Lê Quốc Khanh 4-5 năm tù; Hoàng Văn Xuân - cựu thanh tra viên chính Cục II, 3-4 năm tù; Nguyễn Nho Định - cựu thanh tra viên chính Cục II 2-3 năm tù; cựu Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Ánh 3-4 năm tù.
Ở tội "Đưa hối lộ", VKSND Hà Nội đề nghị phạt ông Nguyễn Cao Trí - Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, 3-4 năm tù.
VKSND Hà Nội đánh giá, các bị cáo trong vụ án đều có học hàm, học vị cao nên đầy đủ nhận thức để biết rõ đâu là các hành vi trái pháp luật, hành vi nào được và không được làm. Vì động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân các bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội.
Ngoài ra, cơ quan công tố cho rằng, trong vụ án cần nghiêm trị chủ mưu, người có chức vụ quyền hạn, có hành vi mang tính chất quyết định, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sai phạm trong vụ án. Chức vụ càng cao, công việc càng quan trọng thì hình phạt phải càng nặng.
Tuy nhiên, nhiều bị cáo có các thành tích "đặc biệt xuất sắc trong công tác", có nhiều bằng khen, giấy khen, khắc phục hậu quả; ông Mai Tiến Dũng là người cao tuổi.
Nhiều bị cáo có động cơ vụ lợi
Theo cáo buộc, do xác định có vi phạm pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành Kết luận kiến nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của Dự án Đại Ninh - do bà Phan Thị Hoa - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc là chủ đầu tư, đúng quy định pháp luật.
Sau khi thỏa thuận mua lại Dự án Đại Ninh, ông Trí dùng tiền và sử dụng mối quan hệ để tác động đến các bị cáo thuộc Văn phòng Chính phủ (VPCP), TTCP; thông đồng, thỏa thuận, đưa tiền hối lộ, thao túng các bị can TTCP và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng để họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, thực hiện các hành vi trái công vụ.
Điều đó giúp bị cáo Trí làm thay đổi kết luận thanh tra từ “chấm dứt hoạt động, thu hồi đất dự án” thành “không thu hồi, cho giãn tiến độ và tiếp tục thực hiện dự án”, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đó, ông Trí đã 5 lần đưa tổng số tiền 2,1 tỉ đồng cho Trần Đức Quận; 7 lần đưa tổng số tiền 4,2 tỉ đồng cho Trần Văn Hiệp. Bị cáo còn đưa 10 tỉ đồng cho ông Trần Văn Minh - Phó Tổng TTCP (đã chết).
Trong vụ án, ông Mai Tiến Dũng đã “bút phê” và chỉ đạo cấp dưới tham mưu, xin ý kiến và truyền đạt ý kiến của lãnh đạo về việc chuyển đơn…, trái quy định pháp luật và được bị cáo Trí biếu 200 triệu đồng.
Theo VKSND Hà Nội, việc phát hiện, xử lý vụ án góp phần quan trọng trong việc kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi vi phạm tham nhũng, giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin trong nhân dân.
Vụ án trên là một điển hình sai phạm trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, có sự câu kết của các đối tượng trong và ngoài nhà nước, vì động cơ vụ lợi.
Liên quan vụ án, VKSND đề nghị tịch thu sung quỹ nhà nước 2.700 tỉ đồng liên quan giao dịch sai giữa công ty của bị cáo Trí và Novaland khi mua - bán dự án Đại Ninh.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.