Ông Macron tỏa sáng trên vũ đài Ukraine

09:50 06/04/2024

Việc Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu diện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov vào ngày 3-4 đã cho thấy bước triển khai tiếp theo nhằm khẳng định vị thế "dẫn dắt cuộc chơi" ở Ukraine của chính quyền Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Tổng thống Macron (phải) bắt tay Tổng thống Ukraine Zelensky sau khi hai bên ký Hiệp định an ninh song phương tại Điện Elysee tháng 2-2024 - Ảnh: AFP

Trên thực tế, ngay từ buổi đầu của cuộc chiến Nga - Ukraine, Tổng thống Macron đã là bên cố ý duy trì quan điểm khác biệt với phần còn lại của châu Âu nói riêng và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nói chung.

Trong năm đầu tiên diễn ra chiến sự Ukraine, ông Macron đã khẳng định "điều quan trọng là Matxcơva không bị bẽ mặt và một trật tự an ninh châu Âu trong đó có Nga phải được thiết lập".

  • Pháp muốn Trung Quốc gửi thông điệp đến Nga về cuộc chiến tại Ukraine

  • Ông Medvedev nói Nga sẽ 'tiêu diệt' nếu Pháp điều binh đến Ukraine

  • Nga phản pháo trước tin đồn Pháp lập liên minh để gửi quân đến Ukraine

Pháp muốn dẫn dắt châu Âu

Lúc đó nước Pháp bị dư luận công kích nặng nề, cho đến khi chính ông Macron phải thừa nhận vào tháng 6-2023 rằng "đã không chú ý" đầy đủ mối đe dọa từ Nga.

Và từ lúc đó, đặc biệt khi những tranh cãi chính trị dẫn đến viện trợ của Mỹ cho Ukraine giảm sút và đặc biệt sau khi cựu tổng thống Donald Trump ngỏ ý không ủng hộ việc bảo vệ các thành viên NATO không đóng góp đủ nếu bị Nga tấn công, ông Macron đã bắt đầu thay đổi đáng kể.

Đến tháng 3-2024, ông Macron một lần nữa trở nên mạnh mẽ hiếm có khi khẳng định sự tồn tại của một kịch bản đưa quân Pháp vào Ukraine ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh tam giác Weimar (Pháp - Đức - Ba Lan) ở Berlin.

Tuyên bố được cho là vượt "giới hạn đỏ" này đã gây ra sự phản ứng gay gắt, nhưng cho đến nay ông Macron được nhiều quốc gia châu Âu ủng hộ quan điểm này khi Nga liên tục triển khai các cuộc tấn công lớn vào Ukraine.

Quá trình thay đổi này cũng giúp ông Macron nhận diện rõ được lập trường cơ bản của các bên còn lại ở châu Âu đều có mong muốn duy trì chiến sự ở Ukraine trong giới hạn kiểm soát, đặc biệt là từ phía Đức - bên phản đối mạnh nhất vấn đề đưa quân đội nước ngoài vào Ukraine. Nghĩa là các bên đều có quan điểm tương đồng với Pháp nhưng lại không dám phát ngôn công khai như Pháp vì quan ngại sự công kích cảm tính của dư luận và cả từ phía Nga.

Từ đó, ông Macron đã từng bước tiến hành "tích hợp" các quốc gia có quan điểm tương đồng vào các sáng kiến có khả năng "thay đổi cuộc chơi" của người Pháp. Điển hình nhất chính là sự song hành của trục Pháp - Ý trong các cam kết ủng hộ Ukraine "lâu nhất có thể" từ tháng 6-2023 và gần đây nhất là thỏa thuận cho việc lập liên minh cung cấp hệ thống phòng không tiên tiến SAMP/T - hệ thống duy nhất do châu Âu sản xuất có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo. Pháp và Ý cũng nổi tiếng với sự vận động song hành nhằm thuyết phục Thủ tướng Hungary Viktor Orban đồng ý không phủ quyết gói viện trợ dân sự 50 tỉ euro từ EU cho Ukraine vào tháng 2-2024.

Ông Macron được cho là đang tính toán "nước cờ" xa hơn cho Ukraine trong trường hợp sự ủng hộ của Mỹ cho Ukraine giảm sút hay thậm chí cả việc Mỹ rút khỏi NATO, lúc đó châu Âu cần "tự lập" trong việc ủng hộ Ukraine và ngay từ bây giờ phải chuẩn bị cho viễn cảnh đó.

Hội tụ quan điểm tương đồng

Không chỉ vậy, ông Macron cũng thành công khi cùng với Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng bày tỏ một vẻ bề ngoài đang tranh cãi gay gắt nhưng thực tế lại đồng hành hiệu quả trong nhiều động thái nhằm tạo bước ngoặt cho vấn đề Ukraine.

Cả Pháp và Đức không chỉ cùng tiên phong trong các chuyến thăm của lãnh đạo EU đến Kiev, mà còn dẫn đầu trong quá trình đàm phán ký kết các hiệp định an ninh song phương giữa các thành viên NATO chủ chốt với Ukraine.

Ông Macron còn khiến Đức trở thành quốc gia hỗ trợ đắc lực cho các sáng kiến của Pháp trong tam giác Weimar, định hướng sản xuất vũ khí châu Âu trên lãnh thổ Ukraine từ mùa hè năm nay với sự tham gia của các liên doanh sản xuất xe tăng như KNDS được thành lập giữa Nexter của Pháp và Krauss-Maffei-Wegmann của Đức.

Vào tháng 2-2024, ông Macron đã xác nhận có thực hiện các cuộc gọi bí mật với Tổng thống Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cùng tháng để đặt nền móng cho hội nghị thượng đỉnh ở Paris mà ông hy vọng sẽ làm thay đổi chiến lược của phương Tây trong cuộc chiến Ukraine.

Tuy nhiên, sự hội tụ "nghị sự chung" giữa Pháp với các quốc gia châu Âu có ảnh hưởng là Đức và Ý có vẻ còn nhằm vào một mục tiêu khác. Đó là sự chia sẻ trách nhiệm của các cường quốc này trong bối cảnh tình hình kinh tế của người Pháp không quá thuận lợi.

Lời hứa cung cấp viện trợ quân sự lên đến 3 tỉ euro của ông Macron chỉ hơn một tháng sau khi ký Hiệp định an ninh song phương với Ukraine đang làm dấy lên mâu thuẫn giữa chính phủ với giới lập pháp của nước này. Đặc biệt là khi Chính phủ Pháp vừa công bố riêng các biện pháp để cắt giảm chi tiêu 10 tỉ euro cho năm hiện tại và khả năng tăng thuế nội địa đang được cân nhắc.

Mặc dù cùng một lúc phải ứng phó cả với áp lực từ bên trong từ một nền kinh tế cận kề khủng hoảng lẫn sự gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng dẫn dắt châu Âu từ các đối thủ bên ngoài, nhưng Tổng thống Macron dường như đang trình diễn một chuỗi động thái khéo léo để có thể phân tách cơ hội trong thách thức, chuyển hóa được đối thủ thành đối tác và hội tụ vào cùng chia sẻ trách nhiệm trong quỹ đạo chung của châu Âu ở Ukraine do người Pháp dẫn dắt.

Có thể bạn quan tâm
Tin tức sáng 15-1: Có thể đăng ký khai sinh, bảo hiểm y tế cho trẻ em, thường trú... qua mạng

Tin tức sáng 15-1: Có thể đăng ký khai sinh, bảo hiểm y tế cho trẻ em, thường trú... qua mạng

08:30 15/01/2024

Tin tức đáng chú ý: Sáng nay 15-1, khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội; Có thể đăng ký khai sinh, bảo hiểm y tế cho trẻ em, thường trú... qua mạng; Dịch vụ viễn thông Viettel của Việt Nam dẫn đầu tại 6 thị trường nước ngoài...

Việt Nam bắn 21 phát đại bác đón trọng thể Tổng thống Hàn Quốc

Việt Nam bắn 21 phát đại bác đón trọng thể Tổng thống Hàn Quốc

14:20 23/06/2023

Sáng 23.6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón trọng thể Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thăm cấp Nhà nước tới...

Tương lai mịt mù của bé gái 11 tuổi đã sinh con

Tương lai mịt mù của bé gái 11 tuổi đã sinh con

14:50 17/02/2023

Phú Thọ - Những ngày tháng sắp tới sẽ vô vùng gian nan đối với bé gái 11 tuổi và đứa con trai vừa mới sinh nở.

Thượng tá Trương Anh Tuấn thực hiện nhiệm vụ tại trụ sở Liên Hợp Quốc

Thượng tá Trương Anh Tuấn thực hiện nhiệm vụ tại trụ sở Liên Hợp Quốc

18:10 12/06/2024

Ngày 12/6, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức trao quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì lễ trao quyết định.

Ngoại trưởng Iran và Syria thảo luận về các vấn đề khu vực

Ngoại trưởng Iran và Syria thảo luận về các vấn đề khu vực

11:10 11/06/2023

Ngày 10/6, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian và người đồng cấp Syria Faisal Mekdad đã điện đàm trao đổi về những diễn biến mới nhất trong quan hệ song phương và các vấn đề khu vực.

Công nhân than được bù đắp tiền triệu vì quà Tết ‘hết đát’

Công nhân than được bù đắp tiền triệu vì quà Tết ‘hết đát’

06:40 17/02/2024

Công ty CP than Vàng Danh tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh quyết định thưởng mỗi công nhân 1 triệu đồng để bù đắp cho phần quà Tết có sản phẩm bị “hết đát”.

Những 'bóng hồng' đặc biệt của lực lượng phòng chống khủng bố tại Việt Nam

Những 'bóng hồng' đặc biệt của lực lượng phòng chống khủng bố tại Việt Nam

11:00 11/04/2024

Trung tâm Huấn luyện quốc gia về phòng chống khủng bố thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an thành lập từ năm 2022, được đặt tại một vùng rừng núi rộng hơn 500ha, thuộc huyện Quảng Yên, Quảng Ninh. Một trong những bài học “nhập môn” của các chiến sĩ là kỹ năng hoá trang, ngụy trang như bôi trát bùn đất lên khắp cơ thể, quây cơ thể bằng lá cây khô, lá tươi, cỏ khô, đan kín những cành sú tươi từ đầu đến chân để ẩn mình trong thiên nhiên,...

Hà Nội đang mưa lớn, cảnh báo ngập lụt

Hà Nội đang mưa lớn, cảnh báo ngập lụt

03:10 20/06/2024

Tối 19-6, dông từ khu vực Ba Vì, Thạch Thất kéo về gây mưa vừa đến mưa to ở trung tâm Hà Nội. Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa lớn gây ngập lụt nhiều tuyến phố.

Vì sao dự án Hòa Bình của ông Đường ‘bia’ chưa giao sổ hồng cho dân?

Vì sao dự án Hòa Bình của ông Đường ‘bia’ chưa giao sổ hồng cho dân?

23:20 09/06/2024

Chủ đầu tư Hòa Bình Green Đà Nẵng vừa có công văn gửi chính quyền liên quan việc cấp giấy chứng nhận sở hữu căn hộ (sổ hồng). Thông báo này cũng được gửi đến khách hàng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới