Ông Kim Jong-un chỉ đạo và lái thử xe tăng chủ lực mới của Triều Tiên, trong cuộc tập trận nhằm tăng cường năng lực chiến đấu cho quân đội.
Cuộc tập trận diễn ra ngày 13/3 với sự tham gia của các đơn vị gần biên giới, có tầm bắn đến thủ đô của kẻ địch, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin hôm nay, nhắc đến thành phố Seoul của Hàn Quốc. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng các quan chức cấp cao đã giám sát tập trận.
Hình ảnh do KCNA công bố cho thấy ông Kim Jong-un mặc áo khoác da đứng trước một xe tăng, xung quanh ông là binh sĩ. Lãnh đạo Triều Tiên còn lái thử dòng xe tăng mới.
Cuộc tập trận nhằm kiểm tra năng lực của kíp lái, giúp họ làm quen với cách tác chiến trong những nhiệm vụ chiến thuật khác nhau. Ông Kim Jong-un "vô cùng hài lòng" khi chứng kiến dòng xe tăng chủ lực mới phô diễn hỏa lực.
"Di chuyển nhanh chóng qua các tình huống xấu, xe tăng hạng nặng tấn công trúng mục tiêu bằng hỏa lực mạnh, xuyên thủng tuyến phòng vệ nhờ tính linh động cao", theo KCNA.
Triều Tiên công bố dòng xe tăng mới tại lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Lao động hồi tháng 10/2020. Việc triển khai đến các đơn vị trong quân đội được cho là đã hoàn tất.
Động thái diễn ra trong bối cảnh quân đội Hàn Quốc và Mỹ hôm 4/3 bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên Lá chắn Tự do với số lượng binh sĩ tham gia gấp đôi so với năm ngoái, kéo dài 11 ngày.
Ông Kim Jong-un tuần trước đã thị sát hoạt động huấn luyện thực địa của quân đội tại một căn cứ lớn ở miền tây Triều Tiên, giám sát phóng thử tên lửa hành trình và chỉ đạo một cuộc tập trận pháo binh nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gần đây leo thang, khi Bình Nhưỡng liên tục phóng thử tên lửa, còn Seoul và Washington tăng cường hợp tác quân sự. Triều Tiên cho rằng các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn là diễn tập chuẩn bị xâm lược, trong khi Seoul và Washington khẳng định hoạt động chỉ mang tính phòng vệ.
Hàn Quốc và Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh, vì hai bên chưa ký hiệp ước hòa bình chấm dứt cuộc chiến 1950-1953. Hai miền bán đảo Triều Tiên mới ký hiệp định đình chiến.
Như Tâm (Theo Reuters, Yonhap)
Ngày 16/8, Tư lệnh Lục quân Ukraine, Tướng Oleksandr Syrsky cho biết, lực lượng Ukraine ngày càng gặp nhiều khó khăn ở hướng Kupyansk.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các cuộc xung đột ở Trung Đông và hiện đang liên lạc với tất cả các bên liên quan.
Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) cùng hải quan Nga đã chặn đứng một kênh buôn lậu xuyên biên giới nhằm đưa chất nổ do nước ngoài sản xuất vào nước này từ Ukraine theo lộ trình qua các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Hezbollah nhận trách nhiệm vụ tấn công bằng máy bay không người lái (drone) vào nhà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, đồng thời từ chối đàm phán trong bối cảnh giao tranh tiếp diễn.
Theo New York Times, tỷ phú công nghệ Elon Musk, người có quan hệ đồng minh chặt chẽ với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, đã gặp Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Amir Saeid Iravani nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Iran và Mỹ.
Ngày 29/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte về thông tin Triều Tiên triển khai quân tới Nga.
Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha cho biết sẽ chính thức công nhận nhà nước Palestine, động thái được chính quyền Palestine hoan nghênh song khiến Israel giận dữ.
Ông Boris Johnson nói Anh có thể phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ đồng minh Ukraine, nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và cắt viện trợ cho Kiev.
Ngày 23-10, Israel tiếp tục không kích vào vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut của Lebanon, trong khi Hezbollah tuyên bố bắn tên lửa dẫn đường chính xác lần đầu tiên vào các mục tiêu Israel.