Cựu tổng thống Philippines Duterte tuyên bố không xin lỗi vì cuộc chiến chống ma túy khiến ít nhất 6.000 người chết mà ông phát động trong thời gian nắm quyền.
"Nhiệm vụ của tôi với tư cách tổng thống là bảo vệ đất nước và người dân Philippines. Đừng chất vấn chính sách của tôi, vì tôi sẽ không xin lỗi, cũng không bào chữa", cựu tổng thống Rodrigo Duterte, 79 tuổi, nói trong phiên điều trần tại Thượng viện Philippines ngày 28/10 về cuộc chiến chống ma túy mà ông tiến hành sau khi nhậm chức hồi năm 2016.
Trong chiến dịch, Duterte đã ra lệnh cho cảnh sát bắn chết nghi phạm ma túy ngay tại chỗ nếu tin rằng tính mạng của họ bị đe dọa. Các biệt đội cảnh sát Philippines sau đó đã liên tục nổ súng bắn hạ người tình nghi trên đường phố mà không cần tòa án xét xử.
Cảnh sát cho biết chiến dịch đã khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, nhưng các nhóm nhân quyền ước tính hàng chục nghìn người, chủ yếu là đàn ông nghèo, đã bỏ mạng dưới tay cảnh sát và lực lượng dân phòng mà trong nhiều trường hợp không có bằng chứng chứng minh họ có liên quan đến ma túy.
Ông Duterte khẳng định trong chiến dịch chống ma túy, ông đã yêu cầu cảnh sát không lạm quyền và rằng họ chỉ nên "chống lại những hành vi hung hăng khi tự vệ".
"Tôi luôn coi những người nghiện ma túy bất hợp pháp là nạn nhân và bệnh nhân cần được chăm sóc y tế chứ không phải tội phạm", ông nói. "Tôi đã làm những gì phải làm, và dù các bạn có tin hay không, tôi đã làm vì đất nước".
Cựu tổng thống Philippines xuất hiện trong phiên điều trần cùng với gia đình các nạn nhân, trong đó có chú của Kian delos Santos, người đã bị bắn chết ở tuổi 17, trong một vụ án gây phẫn nộ cộng đồng quốc tế.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đang điều tra những cáo buộc cho rằng chiến dịch trấn áp ma túy này là "tội ác chống lại loài người" được nhà nước hậu thuẫn.
Đến nay mới chỉ có 9 cảnh sát bị kết án vì giết nghi phạm ma túy. Cuộc chiến chống ma túy vẫn tiếp diễn dưới thời người kế nhiệm Duterte, Tổng thống Ferdinand Marcos, mặc dù ông tập trung nhiều hơn vào công tác phòng ngừa và cải tạo.
Dù Tổng thống đương nhiệm và cựu tổng thống có những bất đồng quan điểm, Marcos nhấn mạnh chính phủ của ông sẽ không hợp tác với cuộc điều tra của ICC.
Philippines rời ICC vào năm 2019 theo chỉ thị của Duterte, nhưng tòa án này tuyên bố họ có thẩm quyền đối với các vụ giết người trước khi Philippines rút lui, cũng như những vụ giết người ở thành phố miền nam Davao, khi ông Duterte còn là thị trưởng.
Duterte hôm nay tuyên bố "tội phạm liên quan đến ma túy lại gia tăng" ở Philippines, với các báo cáo hàng ngày về tình trạng "trẻ em bị hãm hiếp, người dân bị giết" vì "những kẻ cung cấp mối hiểm họa này đã quay trở lại".
"Người dân Philippines đang lo lắng và đau khổ", ông nói thêm.
Hồi đầu tháng, trong cuộc điều tra riêng của quốc hội, một cựu đại tá cảnh sát khai rằng văn phòng của Duterte đã đề nghị trả cho cảnh sát tới 17.000 USD để giết những nghi phạm như một phần trong chiến dịch trấn áp ma túy. Phần thưởng chỉ được trao cho những vụ giết người, không phải bắt giữ.
Phiên điều trần đang diễn ra của Thượng viện Philippines được tổ chức để hỗ trợ việc xây dựng luật, nơi các thượng nghị sĩ mời mọi người đưa ra lập luận, bằng chứng để tạo ra luật mới hoặc sửa đổi luật hiện hành.
Vũ Hoàng (Theo Guardian, AFP)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng NATO có thể cuốn vào xung đột với Nga trong trường hợp Moskva chiến thắng trong xung đột tại Ukraine.
Tổng thống Putin đến Bình Nhưỡng muộn so với kế hoạch, dường như do chuyến làm việc tại Yakutsk, khiến lịch trình chuyến thăm Triều Tiên bị rút ngắn.
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho rằng, việc Ukraine tiếp tục chiến đấu trên mặt trận là 'cách duy nhất để đạt được hòa bình' trong cuộc xung đột của quốc gia Đông Âu này với Nga hiện nay.
Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội ông Weibao Wang đánh cắp công nghệ tự hành của Apple và trốn sang Trung Quốc. Washington đẩy mạnh nỗ lực ngăn công nghệ nhạy cảm tuồn ra nước ngoài.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Trách nhiệm Hạ viện Mỹ cáo buộc Qatar 'trả lương cho Hamas', khiến quốc gia Trung Đông này phản ứng gay gắt.
Hãng tin chính thức IRNA dẫn một nguồn tin tại Bộ Ngoại giao Iran khẳng định Đại sứ quán Saudi Arabia tại Tehran đã mở lại các hoạt động chính thức, sau 7 năm gián đoạn vì hai nước cắt đứt quan hệ.
Tình báo Anh nói Nga có thể đang triển khai máy bay cảnh báo sớm A-50U tại Ukraine, nhằm bảo vệ tên lửa S-400 trước các mối đe dọa.
Nhân chứng cho biết nhiều người bị thương nằm la liệt trên đường sau vụ máy nhắn tin của Hezbollah phát nổ hàng loạt, mô tả cảnh tượng 'như thành phố xác sống'.
Khi đoàn xe tăng, thiết giáp Nga tấn công, họ rơi vào trận địa phục kích của Ukraine và bị khóa chặt ở hai đầu, rơi vào tình thế không lối thoát.