Có các thông tin cho hay, đội ngũ của ông Donald Trump, tổng thống tiếp theo của Mỹ nhiệm kỳ 2025-2029, đang thảo luận kế hoạch mới nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
Ông Donald Trump đang tính cách kết thúc xung đột Ukraine: Kiev hết hy vọng vào NATO, châu Âu nên lo |
Ông Donald Trump từng tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Ukraine ngay trong vòng 24h nếu ông đắc cử. (Nguồn: Getty) |
Ngày 7/11, tờ Wall Street Journal (WSJ) dẫn các nguồn tin cho biết, kế hoạch mới này bao gồm một số điểm chính: đó là ngừng bắn và tạo ra một khu phi quân sự dọc theo chiến tuyến. Tuy nhiên, câu hỏi ai sẽ đảm bảo an ninh cho khu vực này vẫn còn bỏ ngỏ.
Tin liên quan |
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng |
Một thành viên giấu tên trong ê-kíp của ông Trump hé lộ: “Chúng tôi sẽ không gửi người dân Mỹ đến để gìn giữ hòa bình ở Ukraine. Và chúng tôi không trả tiền cho việc đó. Hãy nhờ người Ba Lan, Đức, Anh và Pháp”.
Về phần mình, Ukraine sẽ cam kết không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong 20 năm tới. Đổi lại, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Ngoài ra, Mỹ sẵn sàng huấn luyện quân sự và các hình thức hỗ trợ khác, nhưng phần tham gia chính vào các hoạt động gìn giữ hòa bình sẽ thuộc về châu Âu.
Theo WSJ, kế hoạch này tương tự như cách ứng cử viên phó Tổng thống đảng Cộng hòa J.D. Vance, liên danh tranh cử với ông Trump, mô tả hồi tháng 9. Tuy nhiên, nguồn tin của WSJ cho hay ông Trump vẫn chưa phê duyệt bất kỳ kế hoạch nào.
Hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các sáng kiến giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Ukraine. Theo đó, Moscow sẽ ngay lập tức ngừng bắn và tuyên bố sẵn sàng đàm phán sau khi quân đội Ukraine rút khỏi lãnh thổ các khu vực mà Nga đã sáp nhập.
Ngoài ra, Kiev nên tuyên bố từ bỏ ý định gia nhập NATO và cũng thực hiện phi quân sự hóa và phi quốc xã hóa, cũng như chấp nhận một vị thế trung lập, không liên kết và phi hạt nhân. Nhà lãnh đạo Nga cũng đề cập việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Moscow
Trước đó một ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Mỹ có thể giúp chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine nhưng liệu họ có làm hay không sẽ phải chờ sau ngày ông Trump nhậm chức.
Ông Peskov nói: “Điều này tất nhiên không thể thực hiện được trong một sớm một chiều. Nhưng vì chính Mỹ là quốc gia kích động và liên tục đổ thêm dầu vào lửa xung đột này và trực tiếp tham gia cuộc xung đột, nên đúng vậy, Washington có khả năng thay đổi quỹ đạo này trong chính sách đối ngoại của mình”.
Liên minh của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn hợp tác để ngăn phe cực hữu chiến thắng, nhưng đây là việc không hề dễ dàng.
Một bức ảnh được cho là ảnh chụp sổ tay giao tiếp quân đội Ukraine chuẩn bị để phòng trường hợp binh sĩ Ukraine chạm trán binh sĩ Triều Tiên.
Xung đột Nga-Ukraine, hợp tác Nga-Trung Quốc, tình hình Sudan, Tổng thống Hàn Quốc thăm Mỹ, căng thẳng Armenia-Azerbaijan... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
UAV trinh sát Ukraine tránh được tên lửa phòng không từ tổ hợp Tor của Nga, sau đó chỉ điểm mục tiêu để pháo phản lực HIMARS tập kích.
Người dân Cộng hòa Trung Phi đang tích cực tham gia bỏ phiếu về cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới tại nước này.
Nga đã triển khai bom FAB-3000 gắn cánh lượn, trong khi Ukraine tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào lãnh thổ nước này.
Truyền thông Mỹ hôm 30-7 đưa tin Mỹ sẽ trang bị tên lửa và bom tiên tiến cho các máy bay chiến đấu F-16 gửi đến Ukraine.
Giáo hoàng Francis chỉ trích ông Trump và bà Harris, cho rằng họ 'chống lại sự sống' với chính sách chống nhập cư và ủng hộ quyền phá thai.
Theo một số quan chức Iran và phương Tây, hiện Mỹ cùng Iran đang trong quá trình đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran, đồng thời trao trả tự do cho một số công dân Mỹ và dỡ phong tỏa một số tài sản của Iran ở nước ngoài.