Tổng thống Biden nói với Thủ tướng Netanyahu rằng Mỹ có tiếp tục hỗ trợ Israel hay không phụ thuộc vào hành động của Tel Aviv với dân thường Gaza.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc điện đàm ngày 4/4 kêu gọi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu "công bố và thực hiện loạt biện pháp cụ thể và thiết thực" để giảm thiểu tổn hại cho dân thường, tổn thất về nhân đạo và đảm bảo an toàn cho nhân viên cứu trợ.
Ông Biden cũng nói rõ rằng chính sách của Mỹ đối với Gaza và Israel "sẽ được xác định dựa trên đánh giá của chúng tôi về việc Tel Aviv có nhanh chóng thực hiện những bước đi đó hay không". Đây được cho là lần đầu tiên Tổng thống Biden đề xuất điều kiện đối với Israel kể từ khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát đầu tháng 10 năm ngoái.
Cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Mỹ và Israel diễn ra sau cuộc tập kích của Tel Aviv vào đoàn xe cứu trợ, khiến 7 nhân viên thiệt mạng và làm dấy lên làn sóng phẫn nộ từ cộng đồng quốc tế. Ông Biden nói với ông Netanyahu rằng những cuộc tập kích nhân viên cứu trợ và tình hình nhân đạo của Dải Gaza là "không thể chấp nhận được".
Tuyên bố của Nhà Trắng về cuộc điện đàm cũng nêu rõ ông Biden "nhấn mạnh lệnh ngừng bắn ngay lập tức là điều cần thiết để ổn định và cải thiện tình hình nhân đạo, bảo vệ dân thường vô tội". Ông kêu gọi Thủ tướng Israel trao quyền cho các nhà đàm phán nước này ký kết thỏa thuận "ngay lập tức" để đưa con tin về nhà.
Qatar đang dẫn đầu các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza, trong đó có điều khoản trả tự do cho những con tin mà Hamas đã bắt cóc trong cuộc tập kích miền nam Israel hồi đầu tháng 10/2023. Mỹ ủng hộ lệnh ngừng bắn và hy vọng nó cuối cùng sẽ dẫn tới giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột.
Tổng thống Biden ngày càng tỏ ra thất vọng và mất kiên nhẫn với ông Netanyahu liên quan tới xung đột ở Dải Gaza, nhưng trong những tháng qua vẫn kiên quyết bảo vệ quyền đáp trả của Israel với Hamas. Bất chấp những áp lực từ phe cánh tả của đảng Dân chủ, chính quyền ông Biden đã cung cấp nhiều viện trợ quân sự trị giá hàng triệu USD cho Israel trong thời gian qua.
Thanh Tâm (Theo AFP)
Trước thềm bầu cử, các đảng viên Dân chủ ngày càng lo lắng rằng họ nỗ lực chưa đủ và sợ phải đối mặt với thất bại cay đắng như năm 2016.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 19-26/8.
Truyền thông Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ thăm Trung Quốc trong tháng này và có thể gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Thái tử Kuwait Sheikh Sabah Khaled Al-Hamad Al-Sabah ngày 26/9 nhấn mạnh, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) cần phải cải tổ để 'phản ánh thực tế của thế giới hiện đại', cũng như đối phó với các thách thức hiện tại và tương lai.
Trong suốt 79 năm qua, để làm chủ vận mệnh của mình, dân tộc Việt Nam đã trải qua một chặng đường lịch sử đầy khó khăn, gian khổ song hết sức vẻ vang và tự hào.
Nhà Trắng nói nhóm Wagner của Nga định cung cấp hệ thống phòng không cho nhóm Hezbollah ở Lebanon hoặc Iran trong nỗ lực hợp tác 'chưa từng thấy'.
Khẳng định cam kết thúc đẩy quan hệ song phương, lãnh đạo Trung Quốc và Nam Phi cũng kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết xung đột Nga-Ukraine.
Bộ Ngoại giao Pakistan không đề cập địa điểm bị tấn công hoặc bản chất của hành vi xâm phạm không phận.
Buổi tọa đàm đã góp phần khắc họa đậm nét chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh những di sản, giá trị to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam và cho nhân loại.