Không quân Nga và Trung Quốc triển khai oanh tạc cơ tuần tra chung trên vùng biển ở Đông Bắc Á, Hàn Quốc điều kiêm kích giám sát nhóm máy bay này.
"Lực lượng không quân vũ trụ Nga và không quân Trung Quốc tổ chức cuộc tuần tra chung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Bộ Quốc phòng Nga ngày 14/12 thông báo.
"Nhóm máy bay gồm oanh tạc cơ mang tên lửa chiến lược Tu-95MS và oanh tạc cơ chiến lược H-6K tổ chức tuần tra trên Biển Nhật Bản và biển Hoa Đông", cơ quan này cho biết.
Hộ tống nhóm oanh tạc cơ là tiêm kích Su-35S Nga cùng tiêm kích Su-30S và J-11B Trung Quốc. Theo Bộ Quốc phòng Nga, tiêm kích nước ngoài bay theo nhóm oanh tạc cơ tại một số thời điểm trong chuyến tuần tra chung.
"Máy bay của hai nước tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của luật pháp quốc tế, không xâm phạm không phận nước khác", Bộ Quốc phòng Nga khẳng định. "Hoạt động này là một phần trong việc thực hiện quy định của kế hoạch hợp tác quân sự năm 2023, không nhằm vào mục đích chống lại nước thứ ba".
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cùng ngày cho biết đã xác định được nhóm máy bay Nga và Trung Quốc "trước khi chúng tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc".
JCS khẳng định nhóm máy bay Nga và Trung Quốc không xâm phạm không phận Hàn Quốc. Tuy nhiên, không quân Hàn Quốc vẫn triển khai tiêm kích để "thực hiện các biện pháp chiến thuật nhằm chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ".
Vùng nhận dạng phòng không là khu vực rộng hơn không phận một quốc gia, được nước này xác lập nhằm kiểm soát hoạt động trên vùng trời vì lý do an ninh. Tuy nhiên, khái niệm này chưa được định nghĩa trong bất cứ hiệp ước quốc tế nào.
Bình luận về chuyến bay chung, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết "đây là hoạt động bay theo kế hoạch của máy bay quân sự Trung Quốc trên vùng biển quốc tế, điều này tuân theo luật pháp quốc tế".
Chuyến bay diễn ra trong bối cảnh tình hình tại khu vực Đông Bắc Á diễn biến phức tạp, đặc biệt là khu vực xung quanh bán đảo Triều Tiên. Hồi tháng 11, Triều Tiên phóng một vệ tinh quân sự lên quỹ đạo. Hàn Quốc sau đó phóng vệ tinh trinh sát quân sự, động thái được đánh giá là nhằm đáp trả vụ phóng của Triều Tiên.
Nguyễn Tiến (Theo AFP, RIA Novosti)
Tổng thống Biden tuyên bố chấm dứt nỗ lực tranh cử tổng thống 'vì lợi ích cao nhất của đất nước', quyết định ủng hộ bà Harris làm ứng viên của đảng Dân chủ.
Nga đánh chặn tên lửa HARM và HIMARS, Bộ trưởng Quốc phòng Anh khẳng định cam kết… là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Ngày 14/6, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ ngừng bắn và tham gia đàm phán hòa bình nếu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và rút lực lượng khỏi 4 khu vực của Ukraine mà Moscow đã tuyên bố chủ quyền.
Bữa ăn nghi có nấm mũ tử thần đang là tâm điểm vụ điều tra giết người ở Australia, sau khi ba người chết, một người nguy kịch.
Ngày 8/11, Tòa án chống tham nhũng Indonesia kết án nguyên Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ Thông tin Johnny Gerard Plate 15 năm tù vì hành vi tham nhũng trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng Internet.
Sáng ngày 14/12, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc và Thứ trưởng Bộ Các Vấn đề toàn cầu Canada David Morrison đã đồng chủ trì Tham khảo chính trị Việt Nam-Canada cấp Thứ trưởng Ngoại giao lần thứ ba.
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang, tình hình bán đảo Triều Tiên, Trung Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Ngày 20/6, tại Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Đại sứ Nguyễn Việt Dũng đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm ông Thórir Lbsen, Đại sứ Iceland; ông Evagoras Vryonides, Đại sứ CH Cyprus; ông Parahat Hommadovich Durdyev, Đại sứ Turkmenistan tại Việt Nam.
Ngày 9/1, Tổng thống Ecuador Daniel Noboa ban bố tình trạng 'xung đột vũ trang trong nước' trong bối cảnh bạo lực leo thang ở quốc gia Nam Mỹ này.