Ở trọ vùng ven, đi làm xa để tiết kiệm

07:50 08/07/2024

6h30 hàng ngày, Hoàng Quân bắt đầu hành trình 30 km đến công ty với hai chặng xe, một bằng xe máy, một bằng xe buýt.

Chàng trai 29 tuổi chạy xe máy đến bến xe TP Biên Hòa, Đồng Nai, cách nhà 7 km sau đó đón xe buýt, mất thêm một tiếng mới đến nơi làm việc ở quận 1. Quân có 30 phút ăn sáng để kịp chấm công lúc 8h30.

Đây là lịch trình quen thuộc của một năm qua.

"Vất vả và mất thời gian đi lại nhưng tôi tiết kiệm được 1/3 thu nhập so với thuê nhà khu trung tâm", Quân nói. Anh cho biết đã nhiều lần thử tham khảo giá nhà trọ ở quận 1, quận 3 và quận 5, gần nơi làm việc để rút ngắn thời gian di chuyển. Nhưng phòng "coi được" với tiêu chuẩn của Quân, gồm nhà vệ sinh riêng, rộng 15-20 m2, có bếp nhỏ thường có giá 2,5 - 4 triệu đồng. Trong khi đó, lương của một nhân viên truyền thông khoảng 10-12 triệu, mẹ đã nghỉ hưu và em trai đang học đại học buộc Quân phải tính toán kỹ.

"Xe buýt không phải là sự lựa chọn tệ, sạch sẽ, mát lại tiết kiệm", anh nói. Quân thường tranh thủ chợp mắt, đọc sách, trả lời tin nhắn và giải quyết công việc trên xe.

Nhưng chiều về rơi vào giờ tan tầm lại là ác mộng của anh. Trục đường nối giữa hai thành phố lớn kẹt cứng. "Lễ tết, trời mưa lớn phải cộng thêm một tiếng di chuyển", Quân nói. "Nếu đi bằng xe máy, chắc tôi sẽ về nhà muộn hơn nữa với cơ thể rã rời", anh nói.

Chàng trai thừa nhận mình đã bỏ lỡ nhiều cuộc vui sau giờ làm với đồng nghiệp bởi nhà xa, phải về trước 21h15 - chuyến xe buýt cuối cùng. Họ cũng không thuận đường về nhà với Quân để đưa đón anh, sau nhiều lần từ chối, Quân dần mất kết nối với mọi người.

Trong lần thứ tư chuyển trọ, Bảo Hoàng, 28 tuổi, quyết định chọn căn nhà một tầng, rộng 30 m2 ở quận 12, mặc bạn bè ngăn cản vì quá xa xôi. Điều này đồng nghĩa anh phải đi làm mất 45 phút, gần 20 km bởi công ty nằm ở đường Võ Văn Tần, quận 3.

Hoàng có hai lý do. Một, anh đang nuôi bốn chú mèo, cần không gian rộng rãi để chúng chạy nhảy, không làm ảnh hưởng đến hàng xóm nhưng khu vực trung tâm khó đáp ứng. Nếu có, anh phải mất 7-8 triệu mỗi tháng với căn hộ diện tích 25 m2, trong khi thu nhập chỉ hơn 20 triệu.

Tiếp sau là giá cả. Hoàng nhận ra chợ, quán ăn, cà phê ở ngoại ô thành phố rẻ hơn đáng kể. "Tôi nghĩ mình sẽ tiết kiệm được đáng kể", Hoàng nói.

Lựa chọn của những người như Quân, Hoàng ngày càng nhiều trong bối cảnh giá thuê bất động sản ở TP HCM tăng.

Báo cáo của hãng dịch vụ bất động sản JLL đánh giá thị trường cho thuê ở TP HCM đang trong chu kỳ tăng giá. Ba tháng đầu năm, tiền thuê tăng trung bình 5,9% theo năm. Dữ liệu của kênh Batdongsan.com.vn chỉ ra nhà trọ là phân khúc duy nhất tăng trưởng trên thị trường cho thuê đầu năm nay với tỷ lệ 12-15% theo tháng.

Đà tăng này gần gấp đôi tăng trưởng thu nhập của người dân thành thị. Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân ở đô thị chỉ tăng 5,3% so với 2022, đạt gần 6,3 triệu đồng một người.

Khảo sát "Bạn lựa chọn thuê nhà ở đâu khi giá thuê trọ ngày càng đắt đỏ?" của VnExpress có 41% người lựa chọn nhà vùng ven giá rẻ.

Báo cáo quý 2 của tập đoàn công nghệ bất động sản Property Guru cũng cho thấy trong bối cảnh giá thuê tăng, thuê xa nơi học, đi làm là một trong năm phương án giảm chi phí của người thuê, bên cạnh giải pháp thuê chỗ nhỏ hơn, ít tiện ích hoặc ở ghép. Xu hướng chuyển nhà trọ ra vùng ven đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Ngô Thành Huấn - giám đốc khối tài chính cá nhân Công ty tư vấn đầu tư và quản lý tài sản FIDT, cho rằng hiện tượng trên phản ánh lựa chọn nhằm tối thiểu nguồn chi của người lao động.

"Nhưng tất cả là đều lựa chọn có tính đánh đổi. Ở trọ vùng ven giá rẻ sẽ mất công sức, thời gian di chuyển trong khi thuê khu trung tâm, đắt hơn sẽ tiết kiệm thời gian", ông Huấn nói.

Một số khách hàng của ông cho biết họ chấp nhận bỏ tiền nhiều hơn để thuê trọ gần chỗ làm mong có thêm 30-45 phút ngủ hoặc tập gym, bơi vào mỗi buổi sáng. Tuy vậy, không ít người đã rơi vào lạm chi.

Chuyên gia phân tích trong quy tắc quản lý chi tiêu, thu nhập nên được chia làm ba phần, sinh hoạt thiết yếu, hưởng thụ và tiết kiệm. Tiền thuê nhà chỉ nên chiếm 20% tổng thu nhập.

Ông ví dụ một khách hàng có thu nhập 20 triệu, thuê căn hộ 8 triệu nên đi làm suốt hai năm chỉ dư 30 triệu. Do đó, việc ở gần, xa phụ thuộc vào nhu cầu và thu nhập của mỗi người, đặc biệt trong thị trường nhà, căn hộ cho thuê đa dạng như TP HCM.

"Thời gian cũng là loại của cải cực kỳ giá trị và giới hạn", ông Huấn lưu ý.

Bảo Hoàng thừa nhận điều này. Không ít lần, Hoàng tan làm lúc 18h nhưng lại có cuộc hẹn lúc 20h30, anh chọn vào quán cà phê có giường nằm để chợp mắt.

Anh cũng nhận thấy đồng nghiệp mình, những người thuê trọ bán kính 5 km quanh công ty, thường lợi hơn anh 40-45 phút nghỉ ngơi ở nhà. Trong khi họ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, Hoàng vẫn đứng trong nút kẹt ở đường Cộng Hòa, Trường Chinh. Anh đang tính toán cho lần chuyển trọ thứ 5.

Ông Huấn nhận thấy giá căn hộ thường cao hơn nhà phố, là lựa chọn của nhiều người trẻ để sử dụng tích hợp các dịch vụ phòng gym, bể bơi, giá dao động 7-8 triệu mỗi tháng. Chuyên gia gợi ý người đi thuê có thể chọn ở trọ nhà phố và mua thêm dịch vụ bên ngoài, theo nhu cầu.

Đồng thời, chi phí thiết yếu nên được tính toán chỉ chiếm 50-70% tổng thu nhập. Người lương dưới 20 triệu (có một người phụ thuộc) cần tiết kiệm được 10-20% và 20-40 triệu là 20-30%.

Hoàng Quân đã làm được điều này với sổ tiết kiệm 100 triệu. Cuối tuần, anh dành thời gian ở cạnh gia đình, chăm sóc bản thân.

"Tôi cảm thấy thiệt thòi đôi chút về thời gian nhưng xứng đáng", Quân nói.

Ngọc Ngân

Có thể bạn quan tâm
Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 8, khoá XII

Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 8, khoá XII

10:00 24/09/2024

Sáng 24/9, Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 8, khoá XII khai mạc dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, tại điểm cầu trung tâm trụ sở T.Ư Đoàn.

Chiến dịch tình nguyện Hè năm 2024 TPHCM trọng điểm chuyển đổi số, hướng đến sống xanh

Chiến dịch tình nguyện Hè năm 2024 TPHCM trọng điểm chuyển đổi số, hướng đến sống xanh

18:50 29/05/2024

Với thông điệp 'Kết nối tình nguyện - Lan tỏa yêu thương', chiến dịch tình nguyện Hè năm 2024 có nhiều sáng kiến mới, tập trung vào các dự án trọng điểm như chuyển đổi số, trồng cây xanh hướng đến NetZero, phát triển sông Sài Gòn qua công trình 'Sông Sài Gòn - con sông thành phố tôi', cùng các hoạt động tại Cần Giờ và xã đảo Thạnh An.

Nang giả tụy có nguy hiểm?

Nang giả tụy có nguy hiểm?

09:40 30/06/2024

Bố tôi có nang giả tụy kích thước nhỏ, bác sĩ không có chỉ định điều trị nhưng dặn khám 6 tháng một lần để theo dõi. Tình trạng này có nguy hiểm, khi nào cần phẫu thuật? (Dương Lê, Tây Ninh)

Uốn ván nguy kịch dù cơ thể không có vết thương

Uốn ván nguy kịch dù cơ thể không có vết thương

13:45 08/11/2024

Người đàn ông 65 tuổi, không có vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể, bất ngờ khó nói, khó há miệng, bác sĩ phát hiện nhiễm uốn ván.

Bí thư Trung ương Đoàn gặp mặt giáo viên Tổng phụ trách Đội Đà Nẵng

Bí thư Trung ương Đoàn gặp mặt giáo viên Tổng phụ trách Đội Đà Nẵng

10:50 12/06/2024

Ngày 11/6, Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Thường trực Hội đồng đội T.Ư gặp mặt cán bộ phụ trách thiếu nhi và giáo viên làm Tổng phụ trách Đội TP. Đà Nẵng.

TP.HCM có thêm đường sách, trang bị 5 triệu quyển sách cho thư viện cơ sở

TP.HCM có thêm đường sách, trang bị 5 triệu quyển sách cho thư viện cơ sở

05:20 20/02/2024

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện công trình 'Xây dựng các đường sách, không gian sách và phát triển văn hóa đọc' chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hẹn hò 100 cuộc mỗi năm vẫn ế

Hẹn hò 100 cuộc mỗi năm vẫn ế

19:10 11/04/2024

Kể từ 2017, Li Yufei, giáo viên tiếng Anh tại một trường cấp 3 ở ngoại ô ở Bắc Kinh, bắt đầu hẹn hò 100 cuộc mỗi năm để tìm chồng mà chưa thành công.

Tuổi trẻ Quân đội và Lạng Sơn góp phần ngăn chặn biểu hiện sai trái, tiêu cực

Tuổi trẻ Quân đội và Lạng Sơn góp phần ngăn chặn biểu hiện sai trái, tiêu cực

10:00 19/07/2023

Với sự kết hợp hài hòa nhiều loại hình nghệ thuật, sáng tạo, hội thi “Tuổi trẻ với pháp luật” góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; góp phần đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn hiệu quả các biểu hiện sai trái, tiêu cực, lạc hậu.

Trẻ mắc bệnh tâm thần vì lạm dụng mạng xã hội

Trẻ mắc bệnh tâm thần vì lạm dụng mạng xã hội

09:30 22/06/2024

Trước kỳ thi cấp 3, Khang, 14 tuổi, phải nhập viện điều trị chứng trầm cảm, nguyên nhân do lạm dụng mạng xã hội, thường xuyên truy cập các nội dung tiêu cực.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới