Chiều 27-6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị thực trạng và định hướng phát triển nuôi biển của tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
UBND tỉnh Kiên Giang cho biết nuôi biển Kiên Giang hiện còn nhiều khó khăn như: công tác triển khai giao khu vực biển còn nhiều vướng mắc, chưa thực hiện việc giao khu vực biển cụ thể cho tổ chức, cá nhân nuôi lồng bè trên biển theo quy định; hạ tầng phục vụ nuôi biển hiện nay địa phương vừa yếu vừa thiếu, người dân nuôi nhỏ lẻ…
Ông Lê Quốc Anh - bí thư Thành ủy Phú Quốc - cho biết nuôi biển là con đường duy nhất để người dân địa phương có thể thoát khỏi nghèo, hạn chế cạn kiệt tài nguyên và vi phạm IUU.
"Địa phương đề xuất trong thời gian tới Kiên Giang cần làm liền bản đồ, trong đó có tọa độ ranh giới và mạnh dạn phân cấp (trong vùng biển Kiên Giang thì UBND tỉnh chịu trách nhiệm) để địa phương triển kinh tế nuôi biển bền vững", ông Quốc Anh nhấn mạnh.
Ông Trần Đình Luân - cục trưởng Cục Thủy sản - cho rằng Kiên Giang cần sắp xếp lại cơ sở đang nuôi vào vị trí phù hợp, rà soát lại tất cả diện tích có thể nuôi biển được ở địa phương.
Địa phương cần có xây dựng quy chuẩn lồng bè nuôi, lựa chọn vật liệu, mô hình mới. Qua đó, nuôi biển Kiên Giang sẽ đẹp lên rất nhiều gắn liền với khai thác du lịch biển đảo địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Nhàn - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh phối hợp sở, ngành và địa phương liên quan cụ thể hoá quy hoạch và xác định vị trí ranh giới, tọa độ và danh mục kêu gọi đầu tư thuộc danh mục dự án nuôi biển.
Sau đó, đơn vị trình UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất để thực hiện nuôi biển và hoàn thành vấn đề trên trong tháng 7-2024.
Ông Phùng Đức Tiến - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đánh giá cao về tiềm năng và lợi thế nuôi biển ở Kiên Giang. Bộ sẽ đồng hành cùng địa phương tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh tế nuôi biển.
Ông Tiến đề nghị Kiên Giang quy hoạch và tập trung gỡ khó về giao mặt nước biển để doanh nghiệp, ngư dân nuôi biển.
Địa phương cần tập trung đầu tư hạ tầng cho nông nghiệp, hạ tầng thủy sản; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nuôi biển. Địa phương có chính sách thu hút doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn đầu tư công nghệ lồng nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển trở thành trung tâm nuôi biển lớn của cả nước.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An triển khai các giải pháp giúp ngư dân nắm chắc phạm vi vùng biển Việt Nam, tự giác chấp hành pháp luật, không vi phạm vùng biển nước ngoài để đánh bắt hải sản trái phép.
Mới đây, UBND TP Cần Thơ đã ban hành 2 quyết định buộc Công ty Cổ phần Đầu tư – Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ (Công ty Hoàng Quân Cần Thơ) thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tại dự án đầu tư Khu dân cư Thường Thạnh – phần mở rộng 0,7ha và dự án Khu dân cư Thường Thạnh (phường Thường Thạnh, quận Cái Răng). Công ty này thực hiện 2 dự án trên nhưng khô...
TP.HCM vừa tổ chức lễ công nhận 43 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, huyện Cần Giờ bất ngờ chiếm hơn một nửa với 22 sản phẩm mới được công nhận.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh, cơ quan này vừa nhận được văn bản của hai chủ đầu tư về việc mở bán hai dự án nhà ở xã hội với hơn 300 căn hộ, giá từ 9,5 triệu đồng/m2.
Máy bay Beechcraft Model 390 (Premier 1) bị rơi ở gần thị trấn Elmina sau khi khởi hành từ hòn đảo nghỉ mát Langkawi và hướng đến sân bay Sultan Abdul ở bang Selangor.
Ngày 10/8, UBND tỉnh Bình Định cho biết, đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH L'amour, TP. Quy Nhơn do chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Theo các chuyên gia, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng, thương mại điện tử là vấn đề quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
Chiều 17/3, Cục Hải quan TPHCM gặp gỡ báo chí cung cấp thông tin liên quan đến việc vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường hàng không.
Ông Huỳnh Thế Năng và ông Đinh Trường Chinh bị khởi tố do liên quan sai phạm ở khu đất số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh (quận 1, TP.HCM).