Nữ nghị sĩ Mỹ đơn độc trong nỗ lực phế truất Chủ tịch Hạ viện

04:20 15/04/2024

Nghị sĩ Greene bất hòa với Chủ tịch Hạ viện Johnson và kích hoạt quá trình phế truất ông, nhưng đến nay chưa có thêm bất kỳ đồng nghiệp nào ủng hộ bà.

Mùa thu năm ngoái, khi nghị sĩ cực hữu Matt Gaetz của đảng Cộng hòa quyết định tìm cách lật đổ Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ là Kevin McCarthy, quá trình này diễn ra khá chóng vánh. Gaetz đệ trình kiến nghị miễn nhiệm McCarthy vào ngày 2/10/2023 và chỉ chưa đầy 24 giờ sau, McCarthy bị phế truất.

6 tháng sau, một nghị sĩ Cộng hòa khác là Marjorie Taylor Greene đang muốn tiếp tục hạ bệ Mike Johnson, người kế nhiệm McCarthy, nhưng quá trình này đang diễn ra rất khác biệt.

Nữ nghị sĩ cực hữu này ngày 22/3 nộp kiến nghị bãi nhiệm lãnh đạo Hạ viện, cho rằng ông Johnson "phản bội người dân, phản bội cử tri Cộng hòa" vì dựa vào phe Dân chủ để thông qua dự luật chi tiêu 1.200 tỷ USD, giúp chính phủ thoát nguy cơ đóng cửa. Phe Cộng hòa, chiếm thế đa số sít sao tại Hạ viện, khi đó đang gây sức ép buộc phía Dân chủ phải có nhượng bộ nhất định để thông qua dự luật chi tiêu.

"Chính phủ đóng cửa sẽ tạo ra áp lực lớn lên người dân Mỹ vào thời điểm rất cấp bách này", ông Johnson giải thích về quyết định của mình. "Một kiến nghị phế truất không giúp ích gì cho chúng ta. Hạ viện sẽ hỗn loạn".

Căng thẳng giữa hai thành viên Cộng hòa sau đó gia tăng. Bà Greene liên tục chỉ trích ông Johnson khi trả lời truyền thông và trên mạng xã hội. Ngày 9/4, bà Greene tiếp tục gửi thư đến các đồng nghiệp đảng Cộng hòa, cho rằng ông Johnson đã không giữ lời hứa, chấp nhận thỏa hiệp với đảng Dân chủ và vi phạm các quy định để thông qua những dự luật quan trọng.

"Johnson đang đẩy thế đa số sít sao của chúng ta vào hỗn loạn, không phục vụ cho những nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện đã bầu ông ấy làm lãnh đạo", Greene cho biết, thêm rằng dù có một số chỉ trích, "nhiều thành viên" trong phe Cộng hòa tại Hạ viện ủng hộ kiến nghị miễn nhiệm của bà.

Một ngày sau, ông Johnson và bà Greene gặp mặt để đàm phán. Tuy nhiên, Greene, nghị sĩ đại diện bang Georgia, sau đó tuyên bố hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào và bà sẽ thúc đẩy nỗ lực lật đổ Johnson.

Kiến nghị miễn nhiệm Chủ tịch Hạ viện từng là quy trình rất khó khăn và phức tạp, phải được biểu quyết trong nội bộ đảng, với đa số ủng hộ thì mới được đem ra bỏ phiếu ở Hạ viện. Tuy nhiên, Kevin McCarthy cùng đồng minh hồi tháng 1/2023 chấp thuận nới lỏng quy định để phe cực hữu đảng Cộng hòa ủng hộ ông làm Chủ tịch Hạ viện.

Quy định mới cho phép bất cứ nghị sĩ nào cũng có quyền trình "nghị quyết văn phòng Chủ tịch Hạ viện vô chủ" mà không cần thêm sự ủng hộ từ ai khác. Sau khi nghị sĩ này yêu cầu bỏ phiếu, Hạ viện phải quyết định chấp thuận hay phản đối trong hai ngày hành chính. Nếu chấp thuận, Hạ viện sẽ bỏ phiếu và chỉ cần đa số nghị sĩ tham gia ủng hộ nghị quyết, chủ tịch đương nhiệm mất chức.

Tuy nhiên, bà Greene chưa đưa ra yêu cầu bỏ phiếu và đang hoàn toàn đơn độc trong nỗ lực này. Ngay cả khi bà làm vậy, các nghị sĩ Cộng hòa cũng chưa chắc quan tâm đến việc phế truất Johnson, trong bối cảnh họ mới loại ông McCarthy hồi tháng 10/2023.

Mối bất hòa lớn nhất giữa Greene và Johnson xuất phát từ gói viện trợ cho Ukraine cũng như nỗ lực gia hạn Đạo luật Giám sát tình báo nước ngoài (FISA), dự kiến hết hạn ngày 19/4.

FISA được ban hành sau khi Mỹ hứng chịu vụ khủng bố 11/9/2001, cho phép cơ quan tình báo theo dõi cá nhân không phải công dân Mỹ ở nước ngoài bị nghi có thể tạo ra mối đe dọa đến an ninh quốc gia.

Bà Greene và phe cực hữu trong Hạ viện cho rằng việc cơ quan tình báo Mỹ có khả năng được phân tích liên lạc của công dân Mỹ nghi đã tương tác với mối đe dọa từ nước ngoài là hành động vi hiến và yêu cầu cải cách. Trong khi đó, phe ủng hộ an ninh quốc gia cáo buộc nữ nghị sĩ không hiểu cơ chế hoạt động của FISA và việc bổ sung quy định sẽ cản trở nỗ lực đối phó các âm mưu khủng bố.

Hai phe đối đầu nhau suốt nhiều tháng về vấn đề trên. Ông Johnson ủng hộ cải cách về quy định sau khi chứng kiến cơ quan tình báo Mỹ "lạm quyền". Nhưng ông cũng tiếp nhận những thông tin tình báo cấp cao và hiểu tầm quan trọng của FISA với an ninh quốc gia.

Hạ viện ngày 9/4 làm việc trở lại sau hai tuần nghỉ. Giới quan sát nhận định hai tuần sau đó sẽ là khoảng thời gian quan trọng nhất đối với ông Johnson.

Nỗ lực gia hạn đạo luật FISA đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu ngày 10/4 , khi 19 nghị sĩ Cộng hòa chọn đứng về phía đảng Dân chủ để phản đối. Đây được coi là đòn giáng với Johnson, bởi ông cho rằng FISA rất quan trọng với an ninh quốc gia Mỹ.

Chủ tịch Hạ viện ngày 31/3 tuyên bố sẽ sớm đưa gói viện trợ Ukraine ra bỏ phiếu. Gói viện trợ nằm trong dự luật chi tiêu khẩn cấp hơn 95 tỷ USD, đã được Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát thông qua. Phe Cộng hòa nhấn mạnh bất kỳ gói viện trợ nước ngoài nào cũng phải bao gồm biện pháp tăng cường an ninh biên giới Mỹ nếu muốn được Hạ viện bật đèn xanh.

"Nếu Johnson thông qua viện trợ 60 tỷ USD cho Ukraine và gia hạn FISA, ngoài tôi ra sẽ có nhiều nghị sĩ Cộng hòa lên tiếng rằng nhiệm kỳ của ông ấy chấm hết", Greene cảnh báo.

Tuy nhiên, nỗ lực phế truất Chủ tịch Hạ viện của bà Greene đang vấp phải sự hoài nghi từ các thành viên đảng Cộng hòa, bởi họ từng mất nhiều thời gian trước khi chọn ra Johnson làm người thay thế ông McCarthy. Quá trình bầu tân lãnh đạo Hạ viện kéo dài khi đó đã khiến cơ quan này tê liệt.

"Nếu muốn phế truất Mike Johnson thì ai sẽ thay thế sau đó?", hạ nghị sĩ Troy Nehls, bang Texas, nói ngày 9/4. "Đó là việc bất khả thi. Chúa không thể điều khiển hội nghị này. Bà cũng không thể. Vậy bà sẽ làm gì? Nếu không phải Mike thì là ai?".

Dù từng bỏ phiếu loại McCarthy, hạ nghị sĩ Nancy Mace, bang Nam Carolina, tuyên bố sẽ không làm điều tương tự với Johnson. "Tôi không ủng hộ bất kỳ ai muốn trình nghị quyết phế truất Chủ tịch Hạ viện", Mace cho biết, nhắc đến nỗ lực của Greene.

Hạ nghị sĩ Marc Molinaro, bang New York, gọi hành động của bà Greene là "sai lầm và lố bịch".

Theo giới quan sát, khi khởi động nỗ lực lật đổ Johnson, bà Greene dường như kỳ vọng rằng những nghị sĩ ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump sẽ đứng về phe bà, nhưng điều đó đến nay đã không thành sự thật. Trên thực tế, ông Trump lại lên tiếng ủng hộ Johnson và các trợ lý của ông nhấn mạnh việc lật đổ Chủ tịch Hạ viện sẽ không mang lại lợi ích gì.

"Trump không vui với việc Greene đe dọa sẽ đẩy Hạ viện vào cảnh hỗn loạn lần nữa. Cuộc chiến tranh giành ghế Chủ tịch Hạ viện trong năm bầu cử sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của đảng Cộng hòa là giữ quyền kiểm soát Hạ viện cũng như đổi màu Nhà Trắng và Thượng viện", một cố vấn của ông Trump nói. "Đó hoàn toàn là hành động ngớ ngẩn không ai mong muốn".

Như Tâm (Theo CNN, CBS News)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Ông Zelensky: Nga phóng hơn 200 tên lửa, UAV vào Ukraine trong một ngày

Ông Zelensky: Nga phóng hơn 200 tên lửa, UAV vào Ukraine trong một ngày

01:40 27/08/2024

Ông Zelensky nói Nga phóng khoảng 200 tên lửa và thiết bị bay không người lái vào Ukraine ngày 26/8, nhằm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng.

Nóng: Nổ súng tại điểm vận động tranh cử, mật vụ Mỹ nói cựu Tổng thống Donald Trump an toàn

Nóng: Nổ súng tại điểm vận động tranh cử, mật vụ Mỹ nói cựu Tổng thống Donald Trump an toàn

07:40 14/07/2024

Chiều 13/7 (sáng 14/7 theo giờ Việt Nam), một vụ xả súng đã xảy ra tại cuộc vận động tranh cử của ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump ở tiểu bang Pennsylvania, Mỹ.

Al Jazeera bác bỏ lệnh cấm của Israel, tuyên bố tiến hành các hành động pháp lý

Al Jazeera bác bỏ lệnh cấm của Israel, tuyên bố tiến hành các hành động pháp lý

13:50 23/09/2024

Hãng thông tấn Al Jazeera ngày 22/9 tuyên bố sẽ tiếp tục đưa tin về các sự kiện ở Bờ Tây, bất chấp việc bị quân đội Israel lục soát và ra lệnh đóng cửa văn phòng tại thành phố Ramallah.

Australia-Philippines: Khẳng định quan hệ đối tác an ninh

Australia-Philippines: Khẳng định quan hệ đối tác an ninh

10:20 08/09/2023

Ngay sau Hội nghị cấp cao ASEAN-Australia và Hội nghị cấp cao Đông Á tại Jakarta, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đến Manila để hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.

Tin thế giới 12/1: Mỹ ngừng 'bơm' vũ khí cho Ukraine, Nhật phóng vệ tinh do thám, Nga bắt nghi phạm làm nội gián cho Ba Lan

Tin thế giới 12/1: Mỹ ngừng 'bơm' vũ khí cho Ukraine, Nhật phóng vệ tinh do thám, Nga bắt nghi phạm làm nội gián cho Ba Lan

22:30 12/01/2024

Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hòa đàm ở Myanmar, Israel khẳng định chiến dịch tại Gaza là hành động “tự vệ”, Mỹ ra tối hậu thư yêu cầu Iran thả tàu chở dầu... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Ngoại trưởng Ukraine đổ lỗi thất bại cho đồng minh

Ngoại trưởng Ukraine đổ lỗi thất bại cho đồng minh

04:30 20/05/2024

Ngoại trưởng Kuleba cho rằng những thất bại gần đây của Ukraine trên chiến trường là do các đồng minh 'làm chưa đủ' để hỗ trợ nước này.

Ông Putin tặng ôtô cho ông Kim Jong-un

Ông Putin tặng ôtô cho ông Kim Jong-un

09:00 20/02/2024

Truyền thông Triều Tiên cho biết Tổng thống Putin tặng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un một ôtô do Nga sản xuất.

Việt Nam và Ấn Độ gắn kết bởi các giá trị chung về hòa bình, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau

Việt Nam và Ấn Độ gắn kết bởi các giá trị chung về hòa bình, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau

07:20 15/08/2024

Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh Madan Mohan Sethi nhấn mạnh điều đó tại Lễ kỷ niệm lần thứ 78 Ngày Độc lập Ấn Độ (15/8/1947-15/8/2024).

Nỗ lực 'hâm nóng' quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn kiên quyết trong vấn đề lãnh thổ

Nỗ lực 'hâm nóng' quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn kiên quyết trong vấn đề lãnh thổ

15:10 30/07/2023

Hàn Quốc đã yêu cầu Nhật Bản rút lại yêu sách đối với các đảo thuộc quần đảo Takeshima ở tỉnh Shimane, mà Tokyo đã đưa vào Sách trắng Quốc phòng năm 2023.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới