Một nghiên cứu mới cho thấy nụ hôn đầu tiên của con người đã diễn ra ở Mesopotamia (Lưỡng Hà) cổ đại, khu vực bao gồm Iraq và Syria ngày nay.
Theo một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Science ngày 18/5, đã có bằng chứng về nụ hôn ở Mesopotamia cổ đại, ít nhất là 2500 năm trước Công nguyên. Thêm vào đó, cũng có minh chứng cho thấy nụ hôn có thể khiến lây lan các bệnh truyền qua đường miệng.
Nghiên cứu này đã lật đổ các phân tích trước đó, vốn cho rằng bằng chứng sớm nhất về nụ hôn đến từ Ấn Độ ngày nay, vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên.
Trong khi nụ hôn gần gũi trong gia đình dường như là điều phổ biến của con người ở mọi không gian và thời gian, thì nụ hôn lãng mạn khơi gợi tình dục không được coi là một hành động thông thường trong xã hội. Vì vậy, nụ hôn này thường là một chủ đề được quan tâm trong hầu hết nền văn hóa cổ đại.
Thậm chí trong các văn bản đầu tiên từ thời kỳ Lưỡng Hà, nụ hôn được mô tả liên quan đến các hành vi khiêu dâm.
“Hai văn bản từ (khoảng) năm 1800 trước Công nguyên đề cập chi tiết tới nụ hôn. Một văn bản mô tả cách một phụ nữ đã kết hôn gần như bị lạc lối khi nhận nụ hôn từ một người đàn ông không phải chồng mình. Một văn bản khác nói rằng một phụ nữ chưa kết hôn thề sẽ tránh hôn và quan hệ tình dục với một người đàn ông nào đó”, tiến sĩ Troels Pank Arboll từ Đại học Copenhagen ở Copenhagen, Đan Mạch và Tiến sĩ Sophie Lund Rasmussen của Đại học Oxford, viết trong bài đăng trên tạp chí Science.
Nghiên cứu này cũng cho biết nụ hôn lãng mạn nhuốm màu tình dục đã trở thành một cách để đánh giá mức độ phù hợp giữa hai người bạn đời tiềm năng và thể hiện sự gắn bó giữa một cặp đôi và kích thích tình dục.
Hôn nhau cũng xảy ra ở các loài động vật khác. Ví dụ, tinh tinh có những nụ hôn bằng miệng với nhau để khơi gợi cảm xúc tình dục lãng mạn và cũng có những nụ hôn xã giao để quản lý các mối quan hệ xã hội.
Và vì chúng là họ hàng gần gũi nhất với con người, các nhà khoa học cho biết hành vi của tinh tinh có thể là minh chứng cho sự xuất hiện của nụ hôn và sự phát triển của hành vi này ở tổ tiên loài người chúng ta.
Tuy nhiên, ngoài việc thể hiện vai trò xã hội và tình dục lãng mạn, nụ hôn không may còn khiến lan truyền một số mầm bệnh như virus Herpes simplex 1 (HSV-1) - một căn bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan.
Trong các văn bản cổ đại từng ghi lại một căn bệnh được gọi là bu'shanu. Các nhà nghiên cứu cho biết tên gọi này có thể chỉ HSV-1.
Tuy nhiên, trên thực tế, người Lưỡng Hà cổ đại có cách nghĩ khác về việc mắc bệnh và người ta không đổ lỗi cho nụ hôn là nguyên nhân lây lan bệnh tật. Tuy nhiên, một số yếu tố văn hóa và tôn giáo ngăn cản việc hôn nhau một cách thường xuyên đã vô tình làm giảm sự lây lan của mầm bệnh.
30 năm trước khi lò phản ứng hạt nhân ở Chernobyl phát nổ, một sự cố khác từng xảy ra ở nhà máy hạt nhân của Liên Xô và bị các nhà chức trách che giấu suốt hơn 3 thập kỷ.
Dự kiến, Tàu Hằng Nga 6 - được phóng trong năm 2024, sẽ hạ cánh ở khu vực có bồn địa Nam Cực-Aitken, một hố va chạm khổng lồ ở mặt phía xa của Mặt Trăng với đường kính 2.500km.
Thông qua hệ thống bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học, các cán bộ Vườn quốc gia Vũ Quang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát hiện hai con voi trưởng thành.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, việc chuyển đổi sang xe điện (EV) đang trở thành một xu hướng tất yếu.
Thời phong kiến, người xưa thường dùng rất nhiều cách để trừng phạt binh lính địch thua trận. Trong đó, hình thức xử tử được coi là tàn ác nhất. Theo nhiều ghi chép lịch sử, việc xử tử có thể là chôn sống, treo cổ hoặc chém đầu. Ngoài ra, còn có một cách thức khác được gọi là “khanh sát”, được cho là tàn ác nhất trong số những hình thức giết người kể trên. Vậy “khanh sát” là gì? Tại sao những người lính vừa nghe thấy tên gọi này liền sợ tới mức...
Mưa lớn lúc rạng sáng 21-5 khiến một mảng cát đỏ thuộc dự án Sentosa Mũi Né bị xé toạc, cuốn trôi xuống dưới làm ngập xe cộ, chia cắt đường ở TP Phan Thiết, Bình Thuận.
Sadd-el-Kafara được coi là đập nước quy mô lớn cổ xưa nhất thế giới với chiều dài 113 m, chiều cao 14 m và chiều rộng chân đế 98 m.
Trao đổi với VTC News chiều 24/4, PGS.TS Phan Kế Long, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết, dự kiến cuối giờ chiều nay mẫu vật rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô sẽ được đưa về bảo tàng để bảo quản. Rùa Hoàn Kiếm ở Đồng Mô có chiều dài 1,56 m, nặng 93 kg. 'Trong thời gian chờ quyết định của UBND Hà Nội về phương án xử lý, xác rùa tạm thời sẽ được Bảo tàng bảo quản tại kho lạnh sâu ở nhiệt độ âm 20 độ C', ông Long nói. Diện...
Chuyên gia Mỹ tiết lộ, sau chín tháng trên quỹ đạo, tàu vũ trụ bí ẩn của Trung Quốc đã hạ cánh lần thứ hai, khiến quốc gia này trở thành một trong số ít quốc gia phóng và thu hồi thành công một tàu vũ trụ có thể tái sử dụng.