NSND Trà Giang: 'Với điện ảnh, nói rất nhớ là chưa đủ'

07:53 31/01/2025

Trong căn hộ chung cư ngập nắng với khung cửa sổ rợp màu xanh cây cối ở TP.HCM, NSND Trà Giang tuổi 82 miệt mài vẽ tranh phong cảnh và tĩnh vật.

Nghệ sĩ Trà Giang tuổi 82 đắm mình trong hội họa - Ảnh: T.T.D.

Những bức tranh vẽ biển, núi non, làng quê, sông nước... đều là hoài niệm về thời tuổi trẻ mà NSND Trà Giang từng đi khắp nơi theo các đoàn phim.

Qua những ký ức sống động ấy, Trà Giang vẽ biển mây trên núi cao những ngày ra miền Bắc đóng phim.

Bà vẽ con thuyền tĩnh lặng bên bờ biển, xa xa là ngọn hải đăng. Hoặc cảnh dữ dội sóng xô vào bờ đá trong một ngày biển động. Vườn hoa đào nở rộ dịp Tết đến, xuân về bên ngôi nhà giản dị của đồng bào dân tộc ở làng quê. Cảnh vịnh Hạ Long một thời đã xa.

Tranh của bà có màu sắc hài hòa, nhẹ nhàng, mang đến cảm giác yên bình, thể hiện một "tâm hồn thánh thiện nhân hậu, hiện ra rõ trong từng bức tranh", theo lời tiến sĩ Mã Thanh Cao, nguyên giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Năm nay, phim tài liệu Dòng sông ký ức về bà vừa trình chiếu, cùng đó là triển lãm tranh Quê hương của riêng bà, Tuổi Trẻ Xuân gặp lại Trà Giang để thêm hiểu về những hoài niệm một thời mà bà từng là nhân vật chính.

Điện ảnh, bao nhiêu là nỗi nhớ

"Điện ảnh, nói rất nhớ là không đủ. Điện ảnh là cuộc đời, là máu thịt của tôi, luôn luôn ở trong cơ thể và trái tim mình, thân thiết không bao giờ chia lìa được.

Dù tôi không còn đóng phim mấy chục năm rồi, hình ảnh những ngày tháng đi làm phim, những người đã cộng tác với mình, kể cả những người lao công của xưởng phim, tất cả mọi người tôi đều nhớ lắm", Trà Giang chiêm nghiệm.

Trong căn hộ chung cư cũ ở đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP.HCM, nghệ sĩ Trà Giang treo bức ảnh bà chụp cùng Bác Hồ - bức ảnh nổi tiếng mang tên "Nụ cười của cô gái nhỏ miền Nam trong vòng tay Bác" - ở chính giữa căn phòng, nơi trang trọng nhất.

Bức ảnh được chụp năm bà 20 tuổi, là đại biểu trẻ nhất tham dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 3 năm 1962. Những dịp được gặp Bác, cũng như trong thời tuổi trẻ được ra Bắc học Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc, với bà là những kỷ niệm đẹp nhất cuộc đời.

Trà Giang trong căn nhà ở TP.HCM, "xưởng vẽ" nhìn ra tán cây xanh mát và đầy cảm hứng - Ảnh: NVCC

Năm 2024, những kỷ niệm đó như sống dậy vì là năm kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam trên đất Bắc. Hồi đầu năm, bà cùng đoàn cựu học sinh tiêu biểu về thăm Hải Phòng, nơi có nhiều trường học sinh miền Nam. Chuyến đi rất vui và tình cảm, đưa bà về lại nơi mình từng sống và học tập thời niên thiếu trong sự đùm bọc của người dân Hải Phòng.

"Người dân Hải Phòng lúc bấy giờ khó khăn, nhưng họ đã nhường cho học sinh miền Nam những ngôi trường đẹp nhất, tốt nhất.

Trước khi tập kết ra Bắc, gia đình tôi ở miền Nam có cuộc sống gian khổ, ra ngoài đó được học hành tử tế. Nên với tôi, những ngày sống ở Hải Phòng là những ngày hạnh phúc nhất trong tuổi thơ của tôi", Trà Giang nói.

Sau đó bà lên Hà Nội học điện ảnh, sống ở đường Trần Phú rợp bóng cây gần trung tâm thành phố. Bà gặp gỡ và được làm việc với những người tiền bối, những bạn bè đồng nghiệp gắn bó như đạo diễn Huy Vinh, đạo diễn Phạm Kỳ Nam, Hải Ninh, Bạch Diệp, Phạm Văn Khoa, Trần Phương...

  • Trà Giang cùng các nghệ sĩ gạo cội đến viếng 'trung uý Phương'

  • Hãng phim truyện Việt Nam: NSND Trà Giang đau xót

  • NSND Trà Giang rong ruổi Qua miền Tây Bắc

Đạo diễn Trần Phương là người bạn học, xuất thân từ diễn viên, được mệnh danh "người diễn viên đẹp trai nhất điện ảnh Hà Nội", ông qua đời năm 2020.

Trước đó, mỗi lần ra Hà Nội, Trà Giang đều đến thăm ông, lúc ra về luôn bịn rịn không muốn rời.

Một khi đã nhắc đến, những cái tên, những gương mặt thân tình cứ thế quay về trong ký ức của Trà Giang, như thể họ chưa hề rời xa cõi tạm.

Bà nói: "Tất cả những đạo diễn tôi kể tên đều đã ra đi. Những diễn viên hay đóng với tôi như các anh Trần Phương, Hà Văn Trọng, Lâm Tới... cũng ra đi hết rồi. Kể lại, tôi không nhớ những chuyện buồn đâu, tôi chỉ nhớ những chuyện rất vui khi ngày đó cùng nhau làm phim, lao động".

Trước đây, mỗi lần Trà Giang tổ chức triển lãm tranh đều có mặt hai người bạn tâm giao là NSND Thế Anh và NSND Đoàn Dũng.

Mỗi lần ra Hà Nội dự sự kiện văn hóa nghệ thuật, bao giờ bà cũng đi cùng hai ông bạn này. Sau khi họ qua đời, bà phải đi một mình, rất trống vắng và "cảm thấy nhớ thương vô cùng".

Lịch sử nước mình, muôn đời không hết

Điện ảnh Việt từng có một thế hệ diễn viên sinh ra trong chiến tranh, sống và diễn xuất trong chiến tranh, có ký ức trực diện về chiến tranh.

Điều đáng tiếc là họ và lớp khán giả cùng thế hệ của họ cũng đang dần ra đi. Dòng phim chiến tranh cách mạng Việt Nam cũng đang dần trở thành di sản, chỉ chiếu vào các dịp kỷ niệm, thay vì hiện hữu thường xuyên trong đời sống của khán giả.

Điều này không nhất thiết là quy luật, bởi có những nền điện ảnh vẫn làm nên các tác phẩm rất hay về lịch sử, quá khứ của quốc gia, dân tộc đó.

Bức tranh Mái nhà Tây Bắc với hình ảnh hoa đào nở rộ lúc xuân về - Ảnh: NVCC

Nghệ sĩ Trà Giang bày tỏ: "Có thể là mình làm chưa hay thôi. Trong cuộc sống của nhân dân mình có nhiều chuyện hay lắm mà sao mình chưa viết được những kịch bản hay. Một bộ phim hay phải có từ kịch bản hay, nhờ đó các đạo diễn, quay phim, diễn viên... mới xúm vào làm.

Để làm được những phim của thời quá khứ, người nghệ sĩ cũng phải dũng cảm lắm, nhà sản xuất cũng phải dũng cảm lắm. Mà tôi nghĩ lịch sử của đất nước mình làm muôn đời không hết. Bây giờ người ta cứ lấy chuyện của Hàn Quốc rồi chế biến ra thành của Việt Nam, sao tôi thấy buồn".

Bản thân Trà Giang cũng có thể coi là một nhân vật lịch sử của điện ảnh Việt Nam. Những mảnh ghép của cuộc đời nghệ sĩ Trà Giang được lưu giữ trong những thước phim tài liệu từ xưa đến nay, mà Dòng sông ký ức - do NSND Nguyễn Thước đạo diễn - là tác phẩm mới nhất.

Bà tham gia trả lời phỏng vấn, xuất hiện trong phim vì nhà làm phim nói: "Đây không phải chỉ là bộ phim về chị, mà là về lịch sử của nền điện ảnh phim truyện Việt Nam".

Trà Giang khiêm tốn nói bà chỉ "đóng góp chút ít" chứ chưa bao giờ là "nhân vật số 1 của điện ảnh Việt Nam". Điện ảnh là môn nghệ thuật tổng hợp, ngay cả nhân vật do diễn viên đóng cũng thành công nhờ công sức của rất nhiều người, từ biên kịch, đạo diễn, quay phim, những người công nhân làm ánh sáng...

Bà tự nhận mình không phải là diễn viên có sắc đẹp tuyệt vời, nhưng các nhà quay phim đã trau chuốt hết mức từ cách chọn các góc máy sao cho bà lên phim thật đẹp, với hình ảnh rất trong.

Mở đầu phim Dòng sông ký ức, đạo diễn lồng ghép những thước phim từ trên cao quay sông Trà Khúc (cũng thường được gọi là Trà Giang), con sông lớn nhất và là thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Quảng Ngãi, quê hương của Trà Giang.

Nghệ sĩ tự hào rằng vào thời những bộ phim của bà được chiếu, nếu có những đứa trẻ được đặt tên Trà Giang thì nhiều khả năng là lấy cảm hứng từ sông Trà Khúc hoặc chính bản thân bà.

Diễn viên mà không yêu nhân vật, khán giả biết đấy

Khoảng năm 1990, NSND Trà Giang tạm dừng diễn xuất ở tuổi 48 vì không tìm được những vai diễn phù hợp trong dòng phim mì ăn liền thời đó.

Bà chia sẻ: "Lúc đầu tôi không nghĩ mình sẽ dừng lại đâu. Tôi mới 48 tuổi mà. Đâu phải tôi cắt đứt hoàn toàn, không đóng phim nữa. Tôi muốn chờ những vai thích hợp với mình. Có những phim họ mời, tôi lại không thấy phù hợp. Cứ chờ những phim cho phù hợp thì mình già mất rồi".

Bức tranh Bình minh biển của Trà Giang - Ảnh: NVCC

Đến hôm nay, dù không bao giờ dứt được tình yêu với điện ảnh, bà vẫn không thể tiếp tục được. Khi được hỏi những vai diễn đạt đến đỉnh cao của nền điện ảnh cách mạng và là biểu tượng của một thời, liệu có phải là rào cản để bà chọn vai sau này, Trà Giang nói:

"Tôi không nghĩ thế, chỉ vì mình chưa gặp được những vai thời nay mà mình yêu thích. Diễn viên phải gặp được những vai mình yêu, mình mới sống trong nhân vật, mới đọc và tìm tòi để khám phá và sáng tạo. Còn nếu mình nhận một vai mình không yêu thì khán giả họ biết đấy".

TIN LIÊN QUAN
  • NSND Trà Giang: Thiền trong sắc màu

Ở tuổi 82, Trà Giang không còn đóng phim nhưng với các sự kiện văn hóa, nghệ thuật ở TP.HCM, bà đều cố gắng tham gia.

Vào tháng 9-2024, bộ phim tài liệu Dòng sông ký ức kể về bà cũng được trình chiếu trong Liên hoan Phim tài liệu Việt Nam - châu Âu, cho khán giả thêm một góc nhìn về con người Trà Giang và những vai diễn mang tính biểu tượng của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Và triển lãm Quê hương vào cuối tháng 10 ở TP.HCM cũng là một dấu ấn lớn đối với Trà Giang, khi đây rất có thể là triển lãm tranh cuối cùng của bà vì lý do sức khỏe và tuổi tác.

Kể từ năm 1999, sau khi người chồng là giáo sư, NSƯT Nguyễn Bích Ngọc qua đời, bà tìm thấy đam mê và hạnh phúc mới ở hội họa. Nếu điện ảnh là sự cộng hưởng của một tập thể để làm nên một tác phẩm, thì hội họa là tư duy và màu sắc của riêng mình. Cả hai môn nghệ thuật đều mang đến cho bà niềm vui, theo hai cách khác nhau.

Xúc động vì người phụ nữ Việt Nam

Hai vai diễn kinh điển nhất của Trà Giang trong Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm đều là những người phụ nữ Việt Nam mang nỗi đau lớn.

Bà hoài niệm: "Đóng chị Tư Hậu, chị Dịu, đó đều là hai nhân vật sống trong những sự kiện rất đặc biệt của đất nước mình.

Chị Tư Hậu, trong nỗi đau đớn tột cùng sau khi bị cưỡng hiếp, đã định chạy ra biển tự tử nhưng tiếng khóc của con đã kéo chị lại. Chị trưởng thành dần lên và đến với cách mạng.

Còn Dịu trong Vĩ tuyến 17 ngày và đêm phải sinh con trong tù, trong sự đùm bọc của bạn tù, rồi phải đưa con sang sông gửi cho chồng rồi quay trở lại tiếp tục hoạt động cách mạng".

Khi phim chiếu, đặc biệt là cho khán giả nước ngoài, họ không thể tưởng tượng nổi. Khi nghệ sĩ Trà Giang tham dự Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1973 và đoạt huy chương vàng, một nữ nhà báo Mỹ rất xúc động và đã tìm đến phỏng vấn bà. Họ muốn biết người phụ nữ Việt Nam trong đời sống có giống như trên phim ảnh không.

Trả lời, nghệ sĩ Trà Giang đã vận dụng những hiểu biết của bà về đời sống, kể câu chuyện về những người mẹ cầm súng như chị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Cuộc phỏng vấn thông qua hai phiên dịch tiếng Nga và tiếng Anh. Sau đó bài báo được đăng trên một tạp chí phụ nữ của Mỹ.

Thương nhớ chồng và vui sống cùng con

Giáo sư Nguyễn Bích Ngọc là tình yêu lớn của cuộc đời diễn viên Trà Giang, là mối tình đầu tiên và cũng là cuối cùng của bà. Ông được mệnh danh là người thầy violin số 1 của Việt Nam và từng là phó giám đốc Nhạc viện TP.HCM. Năm 1999, ông bất ngờ qua đời vì bạo bệnh. Trong suốt 10 năm sau khi chồng ra đi, Trà Giang lên nghĩa trang thăm ông đều đặn mỗi tuần.

"Tôi vẫn nhớ ông ấy thường xuyên. Trước kia mỗi lần nhắc đến chồng, tôi hay thổn thức lắm. Bây giờ tôi tự kiềm chế. Bích Trà khuyên mẹ rằng nên nhớ về những niềm vui khi cha còn sống, nhớ ông ấy đã thương yêu và chăm lo cho hai mẹ con như thế nào", bà tâm sự.

Con gái Trà Giang, chị Nguyễn Bích Trà, là một trong những nghệ sĩ piano hàng đầu của nền âm nhạc Việt Nam. Sau thời gian dài ở Anh, chị đã chuyển về Hong Kong sinh sống và cũng là để ở gần mẹ hơn, có thể bay về TP.HCM nhanh chóng. Biết mẹ hay được hỏi chuyện và tâm sự chuyện xưa với mọi người, con gái dặn mẹ không được khóc.

Bích Trà nói với mẹ rằng mỗi khi mẹ ốm, mẹ chỉ cần gọi một cuộc điện thoại thì con sẽ ngay lập tức bay về bên cạnh mẹ. "Tất cả cuộc đời của mẹ là dành cho con rồi, nên mẹ không bao giờ được nghĩ là không có con bên cạnh", nghệ sĩ Trà Giang thuật lại lời của con gái.

NSND Trà Giang: 'Với điện ảnh, nói rất nhớ là chưa đủ' - Ảnh 5.
Có thể bạn quan tâm
Thu Minh khoe đường cong ở Sa Pa

Thu Minh khoe đường cong ở Sa Pa

03:50 08/07/2024

Ca sĩ Thu Minh diện bodysuit khoe đường cong khi biểu diễn tại bán kết 'Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024'.

'Đả nữ' số 1 Hong Kong qua đời

'Đả nữ' số 1 Hong Kong qua đời

10:40 19/07/2024

Trịnh Bội Bội, diễn viên được mệnh danh 'đả nữ số 1 Hong Kong', qua đời sáng 17/7 sau thời gian chống chọi bạo bệnh.

Căn bệnh hiếm gặp khiến nữ diễn viên Trịnh Phối Phối qua đời

Căn bệnh hiếm gặp khiến nữ diễn viên Trịnh Phối Phối qua đời

20:40 20/07/2024

'Nữ hoàng kiếm hiệp' Trịnh Phối Phối qua đời sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh hiếm gặp. Trước khi mất, nữ diễn viên tự nguyện đăng ký hiến não phục vụ nghiên cứu y học.

Trùm sòng bài Alvin Chau kháng cáo thất bại, bị tăng mức án phạt

Trùm sòng bài Alvin Chau kháng cáo thất bại, bị tăng mức án phạt

19:30 07/07/2024

'Vua sòng bạc' Alvin Chau bị kết án 18 năm tù và cùng các bị cáo khác chịu phạt 24,8 tỷ HKD, trong phiên xử mới đây tại Macau.

Lý Nhã Kỳ khoe vai trần tại sự kiện

Lý Nhã Kỳ khoe vai trần tại sự kiện

10:30 03/06/2024

Diễn viên, doanh nhân Lý Nhã Kỳ khoe vai trần khi xuất hiện tại sự kiện mừng ngày Quốc Khánh ở Tổng Lãnh sự quán Italy, cuối tuần qua.

An Dĩ Hiên 'không một lần đến thăm' chồng ở tù

An Dĩ Hiên 'không một lần đến thăm' chồng ở tù

09:20 14/08/2024

Diễn viên An Dĩ Hiên được cho không một lần xuất hiện ở tù, nơi chồng cô - doanh nhân Trần Vinh Luyện - đang thụ án.

Công an Thủ Đức xác minh video vụ việc gây ồn ào tại nơi ở của hoa khôi Nam Em

Công an Thủ Đức xác minh video vụ việc gây ồn ào tại nơi ở của hoa khôi Nam Em

11:00 27/02/2024

Mạng xã hội đang lan truyền nhiều đoạn video ghi cảnh la hét, ồn ào được cho là tại nơi ở của hoa khôi Nam Em ở phường An Phú, TP Thủ Đức.

Tượng Phật cổ nghìn năm bị du khách sơn lòe loẹt

Tượng Phật cổ nghìn năm bị du khách sơn lòe loẹt

18:10 19/11/2023

Toàn bộ tác phẩm tượng Phật bị một du khách tự ý sơn màu xanh đỏ, phá đi hình dáng ban đầu, vấp phải sự chỉ trích dữ dội.

Mẹ chồng tặng siêu mẫu Hề Mộng Dao tàu 588 triệu USD

Mẹ chồng tặng siêu mẫu Hề Mộng Dao tàu 588 triệu USD

23:10 12/03/2024

Bà Lương An Kỳ, vợ tư ông trùm sòng bài Hà Hồng Sân, tặng con dâu Hề Mộng Dao một con tàu chở hàng trị giá 4,6 tỷ HKD (hơn 588 triệu USD).

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới