Cặp vợ chồng nghệ sĩ cải lương này đều nhận được danh hiệu NSND trong đợt xét tặng lần thứ 10, thế nhưng niềm vui của họ không trọn vẹn khi hai người âm dương cách biệt. Trong dịp ra Hà Nội nhận danh hiệu cao quý, NSND Thanh Điền không khỏi nghẹn ngào, bật khóc khi nhắc đến người vợ quá cố.
- Cảm xúc của nghệ sĩ Thanh Điền khi một mình nhận hai bằng khen NSND thế nào?
Tôi rất vui, rất mừng khi hai vợ chồng cùng được nhận danh hiệu NSND vì những đóng góp cho nghệ thuật hơn 60 năm qua. Đây cũng là một trong những ước nguyện lớn nhất của Thanh Kim Huệ lúc sinh thời.
Tuy nhiên, khi nhận danh hiệu cho bà ấy, cảm xúc của tôi cũng rất lẫn lộn, vui mà cũng buồn lắm. Nếu có vợ tôi bên cạnh, niềm vui nhân đôi nhưng mà rất tiếc. Âu nó cũng là số mệnh thôi.
- Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, niềm vui này đến có chút muộn màng với nghệ sĩ Thanh Kim Huệ?
Cũng có nhiều khán giả bình luận, nói rằng vợ chồng chúng tôi đã là nghệ sĩ nhân dân trong lòng khán giả. Đó là sự tôn vinh của khán giả dành cho mình.
Tuy nhiên, danh hiệu cao quý này vẫn là sự chứng thực, ghi nhận của Nhà nước đối với những đóng góp nghệ thuật của chúng tôi. Được cầm trên tay danh hiệu của hai vợ chồng, tôi rất sung sướng và hạnh phúc.
- Đến giờ ông đã dần quen với cuộc sống thiếu vắng người vợ thân yêu chưa?
Người ta nói thời gian sẽ khiến nỗi buồn phai đi nhưng thực tế không được vậy đâu. Nó càng ngày càng thấm thêm. Không nhắc tới thì thôi chứ nhắc tới, tôi xúc động không nói nên lời. Đó là thực tế. Người ta nói thời gian sẽ giúp quên đi, tôi không tin điều đó.
- Trong cuộc sống đời thường, có thói quen nào của NSND Thanh Kim Huệ khi còn sống mà ông vẫn giữ không?
Bây giờ, những gì mà Huệ thích, tôi vẫn nhớ. Vợ tôi thích viết kịch bản, nhiều cái đã được dựng thành vở diễn. Khi còn sống, bà ấy có nói với tôi: "Anh ơi, em thích kịch bản của em. Nơi nào yêu cầu thì anh hãy cố gắng dựng, đừng để kịch bản của em để trong tủ". Đó là câu nói tôi thích nhất vì thế tôi vẫn cố gắng thực hiện mong ước đó của bà ấy. Năm qua, tôi cũng có dựng lại kịch bản của vợ để các nghệ sĩ trẻ diễn.
Còn trong cuộc sống, trước đây ngày nào tôi cũng hôn bà ấy trước khi ra khỏi nhà. Đến giờ, thói quen đó của tôi vẫn còn. Tôi vẫn hôn vào ảnh vợ mỗi sáng. Chuyện này thật riêng tư, cũng là bí mật giữa hai chúng tôi nhưng tôi nghĩ nó không xấu. Tôi nghĩ đàn ông nên thể hiện những cử chỉ đó với người vợ đã gắn bó với mình.
Trước khi ra đi, vợ tôi có bày tỏ mong muốn tôi đi bước nữa, để có người bầu bạn lúc tuổi già. Tuy nhiên, tôi nghĩ không một người phụ nữ nào thực sự muốn điều đó. Thế nên Huệ có nói, tôi cũng không làm. Tôi vẫn muốn giữ tình yêu với bà ấy mãi mãi. Hơn nữa, các con tôi cũng không đồng ý vì chúng thương mẹ nhiều lắm.
- Sau khi rời xa căn nhà gắn bó với hai vợ chồng suốt nhiều năm, hiện tại cuộc sống của ông thế nào?
Hiện tại tôi sống một mình, không ở cùng các con. Vợ tôi trước khi mất có dặn dò mấy cháu phải chăm sóc tôi. Hàng ngày các cháu cũng vẫn chăm sóc tôi như lúc bà ấy còn sống.
Thanh Kim Huệ tên thật là Bùi Thị Huệ, sinh năm 1955 tại TP.HCM. Năm 14 tuổi, Thanh Kim Huệ được chọn vào vai Lan trong bản thu "Lan và Điệp" của soạn giả Loan Thảo và trở thành giọng ca được khán giả yêu mến.
Bà sở hữu chất giọng kim vang, sáng với lối hát uyển chuyển, dễ tạo cảm tình nơi người nghe. Trong sự nghiệp trải dài nửa thế kỷ, dù không có gia tài vai diễn đồ sộ như nhiều đồng nghiệp nhưng các nhân vật bà tham gia đều tạo dấu ấn đặc biệt như: Vai Lan trong Lan và Điệp; Hến trong Ngao sò ốc hến; các vai trong Hoa mua trắng, Mái tóc người vợ trẻ...
Giống như vợ, nghệ sĩ Thanh Điền xuất thân từ sân khấu cải lương. Ông được khán giả biết đến khi giữ vai trò kép độc mùi của các vở như: Nhất kiếm bá vương, Chiều thu sầu ly biệt, Kiếp nào có yêu nhau... Vai diễn thành công nhất của nam nghệ sĩ phải kể đến vai Huyện Trìa trong vở Ngao sò ốc hến năm 1982, đóng cùng vợ Thanh Kim Huệ.
Ngoài sân khấu cải lương, Thanh Điền còn được khán giả chú ý nhiều hơn qua các bộ phim trên màn ảnh nhỏ. Các vai diễn đáng nhớ của ông là thầy giáo Bảy trong Đất Phương Nam, ông Lâm trong Nhịp đập trái tim, ông Ẩn trong Cái bóng bên chồng, ông Trung trong Một ngày không có em...
Cả 2 gặp nhau, bén duyên trên sân khấu và rồi nên duyên vợ chồng khi NSND Thanh Kim Huệ mới 19 tuổi. Nhờ có cải lương họ tìm được nhau và ngược lại, tình yêu cũng giúp họ thăng hoa trên sân khấu, để lại những vai diễn ấn tượng trong lòng khán giả.
Vào tháng 12/2021, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ rời cõi tạm sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư. Sự ra đi của bà khiến chồng - nghệ sĩ Thanh Điền, nhiều đồng nghiệp và người hâm mộ không khỏi bàng hoàng, thương tiếc.
Tây Du Ký 1986 được coi là tác phẩm truyền hình kinh điển của Trung Quốc. Dù nhiều năm trôi qua, những bí mật hậu trường phim vẫn được nhiều khán giả quan tâm. Năm 2004, đoàn phim Tây Du Ký 1986 được tái hợp trên sân khấu sau gần 20 năm trong chương trình 'Nghệ thuật nhân sinh' của đài CCTV Trung Quốc. Ngoài Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Đường Tăng và Nữ vương Tây Lương là hai nhân vật thu hút khán giả nhất. Khi MC hỏi Chu Lâm - nữ diễn viên đảm...
Sau tác phẩm gây bão phòng vé về tình yêu thời thanh xuân “Chúng ta của sau này”, Tỉnh Bách Nhiên và Châu Đông Vũ có sự đối nghịch trong...
Độc giả Quỳnh Lan bị cán bộ hộ tịch không làm khai sinh cho con với lý do tên May Di là 'vô nghĩa', song luật sư cho rằng điều này không có căn cứ.
Nhà thơ, dịch giả Dương Tường. (Ảnh: Y.N) Thông tin từ nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, dịch giả, nhà thơ Dương Tường qua đời lúc 20h08 ngày 24/2. Ông Phạm Xuân Nguyên nhận tin buồn từ con trai dịch giả Dương Tường. Vị dịch giả đã yếu nhiều tháng trời trước đó do tuổi cao. Dương Tường, tên đầy đủ là Trần Dương Tường, sinh ngày 4/8/1932 tại thành phố Nam Định. Năm 1944, ông lên Hà Nội học lớp 6 tại trường Louis Pasteur. Đến năm 1945, ông bỏ...
Trần Kiều Ân mới tổ chức hôn lễ với Tăng Vỹ Xương. Tuy nhiên, cô bị giục sinh con.
Trong 'Leadership: Six Studies in Word Strategy', cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nêu quan điểm riêng về sáu lãnh đạo thế giới.
Sách 'Con đường thủy vào Trung Hoa' tường thuật chuyến phiêu lưu của nhóm người Pháp dọc theo sông Mekong.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tổ chức Họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943 - 2023). Đề cương về văn hóa Việt Nam được Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên, nay là Hà Nội) vào tháng 2/1943. Sau 80 năm, những tư tưởng của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát...
Được tổ chức đều đặn từ năm 1960, Hoa hậu Quốc tế được xem là cuộc thi nhan sắc lâu đời và có vị thế trên thế giới.