Chính phủ Colombia sẽ họp với phái đoàn hòa bình của Quân đội Giải phóng quốc gia (ELN) tại Caracas, Venezuela để cố gắng kết nối lại các cuộc đàm phán đang đình trệ.
Phái đoàn hòa bình của Colombia sẽ gặp gỡ các chiến binh ELN tại Caracas, Venezuela, trong nỗ lực nối lại các cuộc đàm phán bị đình chỉ hai tháng trước. Nguồn: Phái đoàn hòa bình của Chính phủ Colombia. (Nguồn: colombiaone) |
Phái đoàn hòa bình của Colombia sẽ gặp gỡ binh sĩ ELN tại Caracas, Venezuela, trong nỗ lực nối lại các cuộc đàm phán bị đình chỉ hai tháng trước. (Nguồn: Phái đoàn hòa bình của chính phủ Colombia/ colombiaone) |
Ngày 2/11, đại diện Quân đội Giải phóng quốc gia (ELN) đã đến Caracas để gặp Chính phủ Colombia, nhằm kết nối lại đàm phán hòa bình bị đình trệ kể từ cuối tháng 5.
Tuyên bố của ELN cho biết sẽ tham dự cuộc họp với đại diện Chính phủ Colombia dự kiến diễn ra vào cuối tuần này “trong nỗ lực xem xét và phân tích” tình hình ở Colombia, cũng như “các yếu tố khủng hoảng trong đối thoại hiện nay và bắt đầu tìm kiếm các giải pháp”, cho phép đạt được tiến bộ trong việc “xây dựng một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột”.
Lực lượng vũ trang ELN nhấn mạnh đồng ý tổ chức cuộc họp theo yêu cầu của nhiều thành phần trong xã hội Colombia, đồng thời khẳng định giải pháp giữa các bên chỉ có thể đạt được khi các nguyên nhân của xung đột được giải quyết với những chuyển đổi cần thiết, để khắc phục xung đột vũ trang như được thể hiện trong Thỏa thuận Mexico ký tháng 3/2023.
Ngày 1/11, Chính phủ của Tổng thống Gustavo Petro thông báo về chuyến đi tới Venezuela. Trước đó, hồi tháng 5, Chính phủ Colombia và ELN thông báo về việc ký kết thỏa thuận về sự tham gia của người dân vào việc xây dựng hòa bình, điểm đầu tiên trong 6 điểm của chương trình nghị sự.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đứng trước khủng hoảng khi lệnh ngừng bắn kết thúc vào ngày 3/8 không tiếp tục được gia hạn sau khi ELN tấn công một căn cứ quân đội tại tỉnh Arauca, khiến 3 binh sĩ thiệt mạng và 30 người bị thương. Do lệnh ngừng bắn không còn hiệu lực, liên tục xảy ra các cuộc tấn công giữa quân đội Colombia và các thành viên ELN, gây khó khăn cho tiến trình hòa đàm.
Chính phủ Colombia và ELN đang nỗ lực đàm phán nhằm chấm dứt xung đột vũ trang kéo dài hơn 6 thập kỷ qua tại quốc gia Nam Mỹ này.
Ngày 14/9, chính quyền quân sự Niger đã hoan nghênh và cho rằng quyết định rút toàn bộ 1500 binh sĩ của Pháp vào cuối năm 2023 là “bước tiến mới hướng đến chủ quyền của Niger”.
Đơn vị của Andreev bị chia cắt khi Ukraine tấn công tỉnh Kursk, buộc anh liên tục di chuyển giữa vòng vây trong hai tháng đến khi gặp tiếp viện.
Tạp chí của Bộ Quốc phòng Nga cho rằng nước này có thể bị tấn công đồng thời trên nhiều mặt trận trong trường hợp xảy ra xung đột với 'kẻ thù'.
Nhiều người Israel tin rằng đám đông biểu tình ở Mỹ phản đối chiến sự Gaza đang không hiểu rõ bức tranh toàn cảnh và bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch.
Nữ sinh trường y Mỹ bị người nhập cư trái phép từ Venezuela sát hại, làm dấy lên tranh luận về khả năng kiểm soát biên giới của chính quyền Tổng thống Biden.
Ngày 13/5, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo, Thủ tướng Campuchia Hun Manet sẽ có chuyến thăm chính thức 4 ngày tới quốc gia Đông Bắc Á bắt đầu từ ngày 15/5.
Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cho biết “sẽ dành một phần đáng kể thời gian bầu cử để củng cố mối quan hệ với các nước Hồi giáo”.
Chiều ngày 17/10, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Tổng Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam và Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) nhằm tăng cường chia sẻ thông tin giữa hai bên.
Cựu Tổng thống D. Trump được đình chỉ vụ kiện can thiệp bầu cử, ASEAN không ủng hộ Mỹ triển khai tên lửa ở Đông Nam Á, Nghị sĩ Nga đề xuất tấn công hạt nhân châu Âu, Malaysia kêu gọi giải quyết căng thẳng ở Biển Đông...là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.