Nói không cần thiết đưa quân đến Ukraine, Anh tô đậm sự khác biệt ở các đồng minh phương Tây, châu Âu bộc lộ chia rẽ khi đối mặt Nga?

13:10 16/05/2024

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết, ông thấy không cần thiết phải đưa quân của phương Tây tới Ukraine và cũng khó có khả năng đề xuất việc này trong tương lai.

Nói không cần thiết đưa quân đến Ukraine, Anh 'tô đậm' sự khác biệt ở các đồng minh phương Tây, châu Âu bộc lộ sự quá chia rẽ khi đối mặt Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps kêu gọi các đồng minh đảm bảo tài trợ cho Ukraine. (Nguồn: AP)

Ngày 15/5, trả lời phỏng vấn tờ Telegraph, ông Shapps khẳng định: “Tôi không đề xuất và tôi không nghĩ có khả năng sẽ đề xuất đưa quân tới Ukraine. Tôi cũng không nghĩ điều đó là cần thiết”.

Tin liên quan
Ukraine ‘thúc’ phương Tây tịch thu hết hơn 300 tỷ USD bị phong tỏa của Nga cũng không đủ, ‘vũ khí tài chính’ có thể mang ra đùa?
Ukraine ‘thúc’ phương Tây tịch thu hết hơn 300 tỷ USD bị phong tỏa của Nga cũng không đủ, ‘vũ khí tài chính’ có thể mang ra đùa?

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh đồng thời bày tỏ rằng, phương Tây cần "đảm bảo các đồng minh Ukraine sẽ được tài trợ phù hợp, được đào tạo bài bản... và có thể tiếp cận tất cả các thiết bị mà họ cần".

Theo Bộ trưởng Shapps, các nước phương Tây không cần phải nghĩ ra những cách thức mới để giúp đỡ Ukraine mà cần tăng cường sự hỗ trợ hiện có đến mức độ như Anh cung cấp. Trước đó, London tuyên bố sẽ cấp cho Kiev 3 tỷ Bảng “viện trợ quân sự” hàng năm.

Lãnh đạo bộ trên cũng lên tiếng phản đối ý tưởng cử cựu quân nhân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tới Ukraine để huấn luyện lực lượng của quốc gia Đông Âu, vì ông “không muốn vượt quá giới hạn” mà từ đó có thể dẫn đến kết quả là quân nhân Anh có mặt chiến trường.

Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố, ông không loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraine nếu Kiev yêu cầu cung như Nga đột phá tiền tuyến. Theo ông, “nhiều nước” đồng ý với cách tiếp cận của Pháp về khả năng gửi quân.

Động thái của ông Macron đã khiến khối đồng minh phương Tây của Ukraine dấy lên tranh cãi. Người đứng đầu NATO, Mỹ, Đức và nhiều nước khẳng định sẽ không gửi quân đến quốc gia đang trong năm xung đột thứ 3 với Nga.

Tuy nhiên, ngày càng có thêm các quốc gia đưa ra quan đểm đồng thuận với Pháp, trong đó có các nước ở Baltic như Lithuania, Estonia, Latvia.

Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson cho biết, nước này hiện không có đề xuất cụ thể nào về việc triển khai quân tới chiến trường Ukraine, tuy nhiên không loại trừ khả năng sẽ cân nhắc lựa chọn như vậy nếu có đề xuất.

Trong bài phỏng vấn được đăng tải trên cổng thông tin innews mới đây, cựu Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nhận định, các nước châu Âu đã bị chia rẽ khi phải đối mặt với Nga.

Ông Rasmussen nói: “Các nước châu Âu quá chậm chạp, quá yếu. Chúng ta đã cho Ukraine những gì họ cần để tồn tại chứ không phải để giành chiến thắng. Châu Âu quá chia rẽ khi đối mặt với Nga”.

Theo chính trị gia người Đan Mạch, NATO lo ngại nếu xảy ra khả năng ông Donald Trump trở lại nắm quyền Tổng thống Mỹ, điều này có thể trở thành “thách thức lớn” cho liên minh quân sự này.

Cựu lãnh đạo liên minh quân sự cũng cho rằng, cần mời Ukraine tham gia NATO tại hội nghị thượng đỉnh của khối vào tháng 7 tới ở Washington. Việc Kiev gia nhập NATO cần diễn ra muộn nhất vào năm 2028.

Có thể bạn quan tâm
Nga dùng chiến thuật thiết xa vận áp đảo phòng tuyến Ukraine

Nga dùng chiến thuật thiết xa vận áp đảo phòng tuyến Ukraine

12:20 27/02/2024

Quân đội Nga đưa bộ binh lên nóc xe bọc thép để nhanh chóng áp sát phòng tuyến Ukraine theo từng đợt liên tiếp, khi đối phương thiếu đạn nghiêm trọng.

Nga lần đầu xác nhận IS điều phối vụ khủng bố nhà hát Moskva

Nga lần đầu xác nhận IS điều phối vụ khủng bố nhà hát Moskva

16:10 24/05/2024

Nga lần đầu nói nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng điều phối vụ tấn công nhà hát ngoại ô Moskva, khiến 144 người thiệt mạng hồi tháng 3.

Ông Hun Sen: Campuchia luôn ưu tiên thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

Ông Hun Sen: Campuchia luôn ưu tiên thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

04:40 06/04/2024

Chủ tịch Thượng viện Hun Sen khẳng định thúc đẩy quan hệ với Việt Nam là ưu tiên của Campuchia, khi điện đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Đài Loan chịu hơn 80 trận động đất trong đêm

Đài Loan chịu hơn 80 trận động đất trong đêm

07:40 23/04/2024

Hơn 80 trận động đất, mạnh nhất 6,3 độ, xảy ra tại khu vực bờ biển phía đông Đài Loan, gây rung chuyển cả các tòa nhà ở Đài Bắc.

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết phản đối Mỹ cấm vận Cuba

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết phản đối Mỹ cấm vận Cuba

08:10 03/11/2023

Bộ trưởng Ngoại giao Cuba tuyên bố lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua đã vi phạm các quyền của người dân Cuba, cũng như vi phạm mọi quy định, thông lệ luật pháp quốc tế.

Ấn Độ cảnh báo làn sóng UAV chở ma túy vượt biên giới

Ấn Độ cảnh báo làn sóng UAV chở ma túy vượt biên giới

11:10 28/12/2023

Giới chức Ấn Độ cho hay số UAV chở ma túy, vũ khí từ Pakistan qua biên giới ngày càng tăng, có thể đe dọa về an ninh.

Tổng thống Pháp bác bỏ khả năng từ chức

Tổng thống Pháp bác bỏ khả năng từ chức

03:20 12/06/2024

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bác bỏ khả năng rời Điện Elysee, bất luận đà tiến của đảng cực hữu hay kết quả cuộc bầu cử quốc hội sắp tới ra sao.

Thông điệp dằn mặt trong vụ hạ sát phi công đào tẩu Nga

Thông điệp dằn mặt trong vụ hạ sát phi công đào tẩu Nga

10:50 02/04/2024

Sát thủ bắn phi công đào tẩu Kuzminov bằng nhiều phát đạn K59 và lao xe qua người, dường như nhằm phát thông điệp dằn mặt, theo giới chuyên gia.

Co loi xay ra
Co loi xay ra