Nỗ lực 'đánh thức' ngành điện hạt nhân của Ấn Độ

09:45 03/03/2025

"Đi trước về sau" trong ngành điện hạt nhân, Ấn Độ đang tháo gỡ chính sách, mời gọi hợp tác quốc tế để xây thêm lò phản ứng mới.

Ấn Độ - quốc gia phát thải nhiều thứ ba thế giới và nhà tiêu thụ than lớn - đang bắt tay phi carbon hóa ngành năng lượng, đáp ứng các nghĩa vụ về khí hậu. Tại COP26 ở Glasgow năm 2021, New Delhi cam kết đạt sản xuất 500 GW điện từ nhiên liệu không phải hóa thạch vào 2030 và trung hòa carbon vào năm 2070.

Song song với phát triển năng lượng tái tạo, những tuần gần đây, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi quyết định tập trung vào năng lượng hạt nhân. Ngày 1/2, ông công bố khởi động một sứ mệnh hạt nhân, với mục tiêu sản xuất 100 GW vào năm 2047.

Ấn Độ là quốc gia châu Á thứ hai xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào năm 1969, sau Nhật Bản và trước Trung Quốc. Tuy nhiên, sau các cuộc thử nghiệm quân sự vào 1974 và 1998, họ bị cấm hợp tác hạt nhân dân sự khiến ngành năng lượng này tại đây không phát triển.

Động lực phát triển điện hạt nhân của New Delhi còn liên tục bị cản trở trong nhiều năm do rào cản pháp lý và thiếu đầu tư, tranh chấp lập pháp cũng như khả năng xảy ra các cuộc biểu tình của công chúng, vốn đã nổ ra trong quá khứ.

Do đó, tính đến ngày 30/1, năng lượng này chỉ chiếm 3% tổng sản lượng điện quốc gia, với công suất lắp đặt là 8.180 MW và vận hành bởi Tổng công ty Điện hạt nhân Ấn Độ (NPCIL), đơn vị do Nhà nước sở hữu. "Lịch sử năng lượng nguyên tử ở Ấn Độ thật bi thảm", nhà phân tích Raja Mohan nói trên Le Monde.

Trong khi đó, Trung Quốc đến nay có công suất điện hạt nhân khoảng 58.000 MW và Hàn Quốc là 32.000 MW. Trên toàn cầu, nhiều chính phủ bắt đầu xem nguồn điện này là một trong các giải pháp để đạt mục tiêu giảm phát thải của ngành năng lượng. Số lượng các dự án loại nguồn điện này được xây dựng đang tiến gần đến mức cao nhất 30 năm qua, với hơn 40 quốc gia có kế hoạch khởi động hoặc mở rộng sản xuất.

Lò phản ứng hạt nhân 700 MW đầu tiên do Ấn Độ tự phát triển tại Nhà máy điện nguyên tử Kakrapar (KAPP). Ảnh: Reuters

Vì vậy, quyết trở mình sau hàng thập niên trì trệ, New Delhi định hướng điện hạt nhân là một trong các trụ cột tương lai của ngành năng lượng. Họ muốn đầu tư thêm lò phản ứng mới, bổ sung thêm 14,3 GW công suất hoạt động vào 2032. Về công nghệ, họ có hai lựa chọn được ưu tiên.

Một là, loại lò phản ứng module nhỏ Bharat công suất 220 MW, triển khai gần các khu công nghiệp thép, nhôm và kim loại. Hai là, lò phản ứng module nhỏ (SMR) có công suất nhỏ và trung bình để thay thế nhà máy nhiệt điện than đã hết vòng đời, nhằm đáp ứng nhu cầu điện ở khu vực hẻo lánh.

Theo Bộ Khoa học và Năng lượng nguyên tử Ấn Độ, SMR mang lại giải pháp linh hoạt, có thể mở rộng và tiết kiệm chi phí so với các lò phản ứng hạt nhân truyền thống quy mô lớn. "SMR có thể đóng vai trò đột phá trong việc bổ trợ các nguồn năng lượng tái tạo và ổn định lưới điện", cơ quan này nhận xét.

Công nghệ này cũng có lợi thế thời gian và chi phí sản xuất. Các lò có thể được sản xuất hàng loạt tại nhà máy và vận chuyển đến địa điểm để lắp đặt. Chúng không yêu cầu diện tích đất hoặc cơ sở hạ tầng lớn. Mục tiêu của quốc gia Nam Á là có ít nhất 5 lò phản ứng SMR tự chế tạo, hoạt động năm 2033. Hai tỷ USD đã được dành cho nghiên cứu và phát triển lò phản ứng SMR trong gói chi ngân sách năm nay.

Các doanh nghiệp quốc doanh cũng xung phong. NPCIL đặt mục tiêu nâng công suất điện hạt nhân từ 8,1 GW hiện tại lên 20 GW vào 2032. Trong khi, công ty điện lực Nhà nước NTPC lên kế hoạch xây dựng 30 GW trong hai thập kỷ tới, gấp ba lần mục tiêu trước đó, với chi phí 62 tỷ USD.

NTPC đang xây dựng hai cơ sở điện hạt nhân công suất 2,6 GW mỗi nhà máy tại Madhya Pradesh và Rajasthan, hợp tác với NPCIL. Họ cũng trong quá trình xin phê duyệt sơ bộ để nghiên cứu chi tiết việc đặt cơ sở phát triển tại 27 địa điểm thuộc 8 bang. Một lãnh đạo NTPC cho biết đang đàm phán với nước ngoài về xây dựng các lò SMR.

Các đối tác tiềm năng gồm EDF (Pháp), General Electric và Holtec International của Mỹ. EDF nói sẵn sàng hợp tác phát triển lò phản ứng module nhỏ. Holtec International xác nhận đang đàm phán giai đoạn đầu với NTPC và chờ sự chấp thuận từ chính phủ Mỹ và Ấn Độ. Công ty kỳ vọng sẽ bán được ít nhất 200-300 lò phản ứng module nhỏ cho Ấn Độ vào 2047.

Các tập đoàn tư nhân lớn của Ấn Độ như Tata Power, Vedanta, Reliance Industries và Adani Power cũng bày tỏ sự quan tâm đến lĩnh vực này. Nhưng để mở đường cho giai đoạn phát triển năng lượng nguyên tử mới, New Delhi phải xem xét lại khung pháp lý của mình.

"Mục tiêu này sẽ cần các cải cách lập pháp đáng kể, đặc biệt là cho phép khu vực tư nhân tham gia thông qua sửa đổi Đạo luật Năng lượng nguyên tử và Đạo luật Trách nhiệm dân sự về thiệt hại hạt nhân", tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember (Anh) nhận định.

Đạo luật Năng lượng nguyên tử năm 1962 của Ấn Độ cấm tư nhân đầu tư vào các nhà máy điện hạt nhân. Bên cạnh đó, các điều khoản nghiêm ngặt trong Đạo luật Trách nhiệm dân sự về thiệt hại hạt nhân năm 2010 khiến các nhà cung cấp nhiên liệu và thiết bị nước ngoài ngần ngại ký kết thỏa thuận.

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã đề xuất sửa đổi cả hai luật trên. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Jitendra Singh mô tả đây là sửa đổi mang tính cách mạng. Trước đó, họ đàm phán với Pháp về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới, gồm 6 lò phản ứng EPR (European Pressurized Reactor) tại Jaitapur, đã đình trệ từ 2008, chủ yếu xoay quanh vướng mắc trách nhiệm pháp lý.

Tương tự, Ấn Độ và Mỹ từng có thỏa thuận mang tính bước ngoặt cách đây 20 năm, nhất trí vào năm 2019 sẽ xây dựng 6 nhà máy điện hạt nhân. Nhưng kế hoạch không thành, một phần là do các vấn đề liên quan đến luật trách nhiệm pháp lý của Ấn Độ. Đến gần đây, Nhà Trắng bắt đầu gỡ bỏ các rào cản để xây dựng mối quan hệ năng lượng sâu sắc hơn với New Delhi.

Tháng 2, Thủ tướng Modi đã lần lượt mở các cuộc đàm phán liên quan đến điện hạt nhân với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong các chuyến thăm. Một ghi nhớ đối tác trong lĩnh vực lò phản ứng module được Paris và New Delhi ký kết.

"Chúng tôi có ý định hợp tác thiết kế, phát triển và sản xuất chung các lò phản ứng. Chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp giải quyết những khó khăn gặp phải trong dự án truyền thống khác", Ngoại trưởng Ấn Độ Vikram Misri cho biết.

Nhu cầu năng lượng của Ấn Độ dự báo sẽ bùng nổ do dân số ngày càng tăng và mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047. Theo nghiên cứu của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nước này có thể cần tới 4.000 GW công suất phát điện lắp đặt vào năm 2050.

Theo nhà nghiên cứu Ashley J. Tellis của quỹ này, công suất tiềm năng từ các nguồn tái tạo ước chỉ tối đa 1.000 GW. Do đó, khoảng 3.000 GW còn lại - tương đương 7 lần công suất lắp đặt hiện tại - phải đến từ nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân, nếu Ấn Độ muốn đạt các mục tiêu kinh tế và giảm khí thải vào giữa thế kỷ.

Phiên An (theo Le Monde, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Hiệp hội than khó di dời Hội quán cà phê Doanh nhân Bạc Liêu

Hiệp hội than khó di dời Hội quán cà phê Doanh nhân Bạc Liêu

01:45 19/03/2025

Bạc Liêu - Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu tiếp tục làm tờ trình xin chậm di dời Hội quán cà phê Doanh nhân.

Thi công thần tốc, nhà ga T3 sẵn sàng khánh thành dịp 30/4

Thi công thần tốc, nhà ga T3 sẵn sàng khánh thành dịp 30/4

17:00 18/03/2025

Nhà ga hành khách T3 - sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày khánh thành. Sẵn sàng vận hành thử nghiệm Theo đại diện Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đến thời điểm hiện tại, tổng khối lượng công việc của nhà ga T3 đạt 95%. Nhiều hạng mục quan trọng đã hoàn thành 100%, gồm phần xây thô nhà ga, kết cấu thép mái, mái nhôm và vách kính. Các hạng mục còn lại như sàn đá, trần nhà ga, hệ thống điện chiếu sáng, điều hòa không khí, thông gió, thang...

Giá vàng tăng điên đảo đúng mùa cưới: Sứt mẻ tình cảm, 'méo mặt' lo trả nợ

Giá vàng tăng điên đảo đúng mùa cưới: Sứt mẻ tình cảm, 'méo mặt' lo trả nợ

11:45 18/03/2025

Bị bạn thân cạch mặt vì không mừng vàng Chị Đoàn Thị Phượng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ câu chuyện vừa bị người bạn thân tuyên bố 'nghỉ chơi' chỉ vì...giá vàng tăng. Nguyên nhân là 5 năm trước, khi chị tổ chức đám cưới, người bạn đã mua 1 chỉ vàng nhẫn với giá khoảng 5 - 6 triệu đồng để làm quà cưới. 'Lúc đó, tôi nghĩ rằng, việc chuẩn bị một món quà trang trọng và có giá trị như thế là cách bày tỏ tình cảm của bạn với mình nên vui vẻ nhận....

Tạo môi trường chính sách phù hợp để phát huy hiệu quả tiềm năng năng lượng sinh khối cho sản xuất bền vững ở Việt Nam

Tạo môi trường chính sách phù hợp để phát huy hiệu quả tiềm năng năng lượng sinh khối cho sản xuất bền vững ở Việt Nam

08:00 18/03/2025

Việt Nam có nguồn năng lượng sinh khối phong phú từ các hoạt động nông nghiệp và chế biến gỗ. Với sản lượng lúa gạo và các loại cây trồng cao, sinh khối từ rơm rạ, bã mía và các loại cây trồng khác có thể cung cấp một nguồn năng lượng đáng kể.

'Tháo chốt' để kinh tế tư nhân bung ra, bứt phá

'Tháo chốt' để kinh tế tư nhân bung ra, bứt phá

08:00 18/03/2025

Khi có cơ chế rõ ràng và phù hợp, doanh nghiệp (DN) tư nhân sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để hoạt động bền vững, đóng góp tích cực vào nền kinh tế.

Việt Nam từng bước khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn của bán dẫn và AI

Việt Nam từng bước khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn của bán dẫn và AI

06:45 18/03/2025

Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, AI và bán dẫn không chỉ là những công nghệ mũi nhọn mà còn đóng vai trò động lực chiến lược giúp Việt Nam bứt phá trong chu kỳ phát triển mới.

Gửi tiền vào thẻ ATM Agribank có lãi suất?

Gửi tiền vào thẻ ATM Agribank có lãi suất?

13:45 17/03/2025

Thẻ ATM Agribank là loại thẻ do Ngân hàng Agribank phát hành. Khách hàng có thể dùng thẻ để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại...từ máy rút tiền tự động ATM. Gửi tiền vào thẻ ATM Agribank có lãi suất? Câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, mức lãi suất được nhận là lãi suất không kỳ hạn vì khách hàng có thể dễ dàng rút tiền để sử dụng bất kỳ lúc nào mà không cần...

Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025: Đưa Việt Nam trở thành cường quốc AI toàn cầu

Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025: Đưa Việt Nam trở thành cường quốc AI toàn cầu

02:45 17/03/2025

Sáng nay (14/3), tại Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn Meta tổ chức họp báo công bố chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025.

Việt Nam có nền tảng phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam có nền tảng phát triển trung tâm tài chính quốc tế

02:45 17/03/2025

Theo Phó Giáo sư Nguyễn Đăng Bằng, với mục tiêu xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế không chỉ phục vụ nhu cầu về vốn và những yêu cầu tài chính của Việt Nam mà còn phục vụ thế giới.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới