Ghi nhận của phóng viên trưa 9/9 tại Kênh Gà (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), nước vẫn chia cắt toàn bộ đường bộ trong thôn và chia cắt toàn bộ thôn với xã Gia Thịnh.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hoàng Long qua địa phận tỉnh Ninh Bình dâng nhanh làm toàn bộ thôn Kênh Gà (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) bị cô lập. Phương tiện duy nhất ra vào thôn trong những ngày này thuyền máy hoặc thuyền chèo tay.
Sáng 9/9, dù mực nước đang thấp dần nhưng mọi sinh hoạt của người dân thôn Kênh Gà vẫn chưa trở lại bình thường do bị chia cắt. Toàn bộ địa giới hành chính Kênh Gà được tổ chức thành 3 thôn gồm: thôn 1, thôn 2 và thôn 3 với hơn 600 hộ dân.
Ông Trần Văn Giỏi (thôn 3 Kênh Gà) cho biết, đêm ngày 7, rạng sáng 8/9, nước dâng quá nhanh. Dù đã chuẩn bị trước tâm lý nhưng ông vẫn không thể di dời hết tài sản trong nhà.
Thời điểm nước dâng cao nhất là đêm 8, rạng sáng 9/9. Nước dâng gần đến nóc nhà, gây thiệt hại đồ điện và bàn ghế.
Trước đó, được sự tuyên truyền của chính quyền địa phương, gia đình ông đã chuẩn bị đồ ăn, thức uống nhưng chỉ đủ sinh hoạt trong vài ngày tới. Ông Giỏi mong nước nhanh rút để cuộc sống người dân trở lại bình thường.
Hiện, những người thân trong gia đình ông Giỏi đã được sơ tán đến những khu vực an toàn; chỉ còn ông ở lại để trông nhà cửa, gia súc, gia cầm.
Ghi nhận của phóng viên trưa 9/9 tại Kênh Gà, nước vẫn chia cắt toàn bộ đường bộ trong thôn và chia cắt toàn bộ thôn với xã Gia Thịnh. Phương tiện được người dân sử dụng hiện nay là thuyền máy và thuyền chèo tay.
Học sinh tại trường mầm non và phân hiệu Trường Tiểu học Gia Thịnh tại thôn Kênh Gà đều phải nghỉ học. Học sinh cấp 2, cấp 3 được người thân chở đến trường bằng thuyền.
Ông Trần Hoàng Anh, Trưởng thôn 3 Kênh Gà cho biết, thôn có 275 hộ dân và đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nước sông Hoàng Long dâng cao. Dự kiến, nếu trời không mưa thì phải 5 ngày sau nước mới rút.
Chính quyền địa phương đã vận động người dân chuẩn bị nhu yếu phẩm, thực phẩm, nước uống để duy trì cuộc sống trong nhiều ngày.
Cùng với đó, địa phương đã tuyên truyền để người dân kê cao đồ đạc trong nhà, tránh những thiệt hại nặng nề. Mọi người đều mong muốn các cấp chính quyền giúp đỡ để người dân sớm ổn định cuộc sống sau lũ.
Theo đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Viễn, đỉnh lũ cao nhất tại địa phương là thời điểm đêm 8, rạng sáng 9/9 đạt mức 3,81 m tại Bến Đế. Từ rạng sáng 9 đến trưa 9/9, nước đã rút khoảng 40 cm nhưng vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Kênh Gà./.
Hòa Bình - Trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện, xử lý người dân dùng kích điện bắt cá trên sông Đà.
Cơ quan có thẩm quyền đã quyết định công nhận tốt nghiệp THCS cho nam sinh học hết lớp 9 nhưng chỉ có học bạ lớp 6. Nam sinh này bị tự kỷ nhưng lãnh đạo trường đã thiếu trách nhiệm khiến em không được công nhận tốt nghiệp.
Lãnh đạo xã Lưu Kiếm (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng ) cho biết, tới đây, địa phương sẽ chỉnh trang, thay thế hàng loạt cây hoa chết, hỏng 2 bên tuyến...
Quảng Ninh - Mặc dù gây ra tai nạn giao thông nhưng lái xe ôtô không dừng lại mà điều khiển xe bỏ chạy và cất giấu phương tiện.
Bị Đào Thanh Thảo giật dây chuyền, thiếu nữ 18 tuổi truy đuổi, tông vào xe tên cướp rồi cùng người dân bắt giữ.
Lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân ở Vĩnh Phúc đã thu hút 2.000 cán bộ, công đoàn viên cùng người dân tham gia.
Khoá huấn luyện “Hiểu về rối loạn phổ tự kỷ” được thực hiện theo hình thức trực tuyến do các chuyên gia quốc tế hàng đầu đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội Singapore giảng dạy.
Nhân dịp kỷ niệm 78 năm thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2023), Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi thư chúc mừng. Báo Thế giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.
Nằm trong chuỗi hoạt động cộng đồng “Tết sẻ chia, năm rồng khởi sắc', ngày 13.1, tại tỉnh Trà Vinh, 400 phần quà đã được trao đến công nhân khó khăn trên địa bàn tỉnh.