Sĩ tử triều Nguyễn mang tài liệu vào phòng thi bị gông một tháng, sau đó chịu 100 roi.
Tại triển lãm trực tuyến Văn chương muôn màudo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thực hiện sáng 15/2, một số vụ án văn chương trong và ngoài khoa cử thời Nguyễn được đề cập ở phần hai - Hiểm địa của ngôn từ. Cũng như nhiều triều đại phong kiến, nhà Nguyễn xử lý nghiêm với mọi trường hợp vi phạm quy chế thi cử, hình phạt có thể từ đánh trượng, đóng gông đến xử tử.
Theo sách Đại Nam Hội điển sự lệ, triều Nguyễn quy định sĩ tử không được mang tài liệu, nếu phát hiện sẽ bị gông một tháng, sau đó chịu 100 roi. Châu bản triều Nguyễn viết năm Thành Thái thứ sáu (1894), Tổng đốc Thanh Hóa Vương Duy Trinh đệ trình bản án xét xử Lê Lập Thành mang sách vào trường thi, bị viên binh trấn giữ kiểm tra bắt được. Sau khi quan tỉnh tra xét, Lê Lập Thành nhận tội, xin theo lệ đóng gông một tháng, đánh 100 gậy, vĩnh viễn không được thi.
Ngoài ra thí sinh không nói chuyện ồn ào, phải đóng dấu "nhật trung" (dấu giáp lai các trang, xác định bài được làm tại trường thi), ngồi đúng chỗ quy định. Sĩ tử cũng không được tự ý vứt bỏ hay sửa chữa bảng tên, cấm kê khai gian lận tên tuổi, không nộp bài muộn.
Trong Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lụctập bảy, vào năm Tự Đức thứ chín (1856), quan khâm sai trường thi Hội Phan Thanh Giản phát hiện hai quyển thi có lời lẽ, ý tứ hơi giống nhau, xin đem dán niêm phong để trình vua. Nhà vua lệnh cho bộ Lễ bắt hai thí sinh là Trần Gia Huệ, Phan Khắc Kiệm - đều là cử nhân học ở nhà Giám - đến tra hỏi. Cuối cùng, họ bị phạt 50 roi, đình lương một năm.
Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lụctập sáu cho biết năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), Phạm Duy Hàn mạo nhận quê ở Bình Thuận để thi tại Gia Định. Khi bị phát giác, sĩ tử bị đuổi về nguyên quán Nam Định, suốt đời không được đi thi.
Quá trình làm bài, thí sinh cần tránh chữ húy, gồm tên của tất cả đời vua, hoàng hậu, tính cả tổ tiên, tên cung, miếu, lăng, điện, làng quê của vua. Bên cạnh đó, người dự thi không nên dùng những từ thô tục, thiếu tôn kính để tránh lỗi khiếm đài. Sĩ tử phải viết loại chữ chân phương, không được thiếu một nét, một chữ trong bài. Khi hoàn thành, cuối quyển dự thi phải ghi rõ số chữ đã xóa, sửa hay bỏ sót.
Ngoài thí sinh, quan trông coi thi cử cũng bị xét xử đúng luật nếu vi phạm quy định. Châu bản triều Nguyễn ghi năm Tự Đức thứ 29 (1876), tại trường thi Hương Nghệ An, quan phúc khảo Nguyễn Huy Hoán mang theo hộp mực đen. Thời xưa quy định chỉ có sĩ tử được làm việc này, vì vậy Nguyễn Huy Hoán bị phạt đánh 100 trượng, cách chức hàm về làm dân.
Vào khoa thi Hương năm Ất Dậu (1825), Nguyễn Hựu Nghi, Hoàng Quýnh được làm Đề điệu trường thi Nghệ An. Tại đây đốc học và một số quan lại địa phương xét đỗ cho các thí sinh thân quen, vốn đã thi trượt. Dù biết sự việc, hai ông không báo lại với triều đình. Cuối cùng, Nguyễn Hựu Nghi bị giáng xuống Chánh bát phẩm thư lại, Hoàng Quýnh bị cách chức, đày đi Quảng Bình lập công chuộc tội.
Theo Đại Nam liệt truyện, Ngô Vị (1774-1821) có tài và nổi tiếng học giỏi, dù không đỗ đạt gì. Năm 1819, ông được cử vào Đề điệu trường thi Gia Định nhưng vi phạm khi để lọt thí sinh không đủ tiêu chuẩn và xảy ra việc làm bài thuê.
Bộ sử triều Nguyễn Đại Nam thực lục chép về kỳ thi đó: Tại trường Gia Định, mới thi kỳ đệ nhất, học trò cho là đầu bài khó đã làm náo động trường thi đòi ra. Quan trường là Ngô Vỵ và Trần Vân Đại ra đầu bài khác, sĩ tử mới yên. Đến lúc thi xong, có học trò kiện với quan thành Gia Định nói trong hạng thí sinh trúng tam trường có người giấu tang đi thi (quy định thời đó học trò có tang không được dự thi), có người lại thuê người khác làm bài.
Ngoài ra, Ban giám khảo trường thi là Ngô Vỵ và Trần Vân Đại tự ý chia quyển thi để chấm riêng, rồi tụ tập đánh bạc với các viên sung biện trường vụ là Ký lục Lê Chấn, Đốc học Cao Huy Diệu, Phúc khảo Vũ Hành.
Tài liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết triều Nguyễn khá quan tâm đến việc đào tạo hệ thống quan lại phục vụ bộ máy cai trị, điều hành. Ngoài trường dành cho đối tượng con vua, hoàng thần, quan lại, ở thành thị và nông thôn đều có lớp học của các thầy đồ. Suốt 143 năm tồn tại, triều Nguyễn tổ chức 39 khoa thi hội, lấy đỗ 293 tiến sĩ, chỉ có duy nhất một người thuộc dòng họ nhà vua đỗ đại khoa là ông Tôn Thất Lĩnh, đạt tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1889) ở triều Thành Thái.
Trong số các vua triều Nguyễn, Minh Mạng (1791-1841) là vị vua coi trọng học vấn, chăm lo chuyện học hành, khoa cử. Năm 1821, ông cho xây dựng nhà Quốc tử giám, ở giữa làm giảng đường, phía trước là Di luân đường, hai bên tả hữu làm phòng ở cho tôn sinh, giám sinh. Tính riêng khoa thi tiến sĩ, triều Minh Mạng đã tổ chức sáu khoa, lấy đỗ 56 tiến sĩ và 20 phó bảng.
Phương Linh
Bùi Thị Phương Ngọc - top 15 Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2023 - là một trong bốn bông hồng ở Đồng Nai tình nguyện lên đường nhập ngũ.
Nhà thơ, dịch giả Dương Tường. (Ảnh: Y.N) Thông tin từ nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, dịch giả, nhà thơ Dương Tường qua đời lúc 20h08 ngày 24/2. Ông Phạm Xuân Nguyên nhận tin buồn từ con trai dịch giả Dương Tường. Vị dịch giả đã yếu nhiều tháng trời trước đó do tuổi cao. Dương Tường, tên đầy đủ là Trần Dương Tường, sinh ngày 4/8/1932 tại thành phố Nam Định. Năm 1944, ông lên Hà Nội học lớp 6 tại trường Louis Pasteur. Đến năm 1945, ông bỏ...
Sáng 8/11, trong phiên chất vấn của Quốc hội, đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đặt câu hỏi với Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về bộ phim Đất rừng phương Nam. Đại biểu đề cập, chiều 7/11, Bộ trưởng có phần trả lời chất vấn: “Bộ phim này theo đánh giá của hội đồng thì không vi phạm pháp luật về điện ảnh. Còn chuyện dư luận cho rằng có những biểu hiện này, biểu hiện khác đó là những dư luận chưa thật chuẩn...
Ê-kíp 'Trường Nguyệt Tẫn Minh' bị khán giả chỉ trích khi chỉ đưa ra một thông báo hời hợt sau khi dính nghi vấn đạo nhái.
Sawa Pontyjska cáo buộc bị nhân viên LHP Cannes tấn công thể xác, gây thiệt hại tâm lý, danh tiếng, yêu cầu bồi thường 100.000 euro (hơn 2,7 tỷ đồng).
Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM nói nhiều người nổi tiếng cố tình tạo scandal, chấp nhận bị phạt hành chính để thu hút chú ý livestream, bán hàng.
Tưởng niệm Trịnh Phối Phối, khán giả có thể xem lại tác phẩm nổi tiếng nhất của bà để ngoái nhìn thời hoàng kim của điện ảnh Hong Kong.
Mới đây mạng xã hội 'dậy sóng' trước dòng trạng thái của nam nhân viên sân bay có tên H.T làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất. Chia sẻ dòng trạng thái lên Facebook sau một ngày làm việc bận rộn, anh chàng viết: 'Ủa, nay có 'đại hội xe lăn' hay sao mà sáng giờ chuyến nào cũng 4-5 khách xe lăn'. Kiến ThứcNam nhân viên sân bay có lời lẽ không tôn trọng hành khách gây phẫn nộ. Ảnh: Chụp màn hình1 Sau khi bài đăng của H.T lan truyền rộng rãi đã thu hút...
Nhan sắc thật của Phạm Băng Băng trong bức ảnh do người qua đường chụp được khiến nhiều người trầm trồ vì quá xinh đẹp.