Những tuyên bố quan trọng của lãnh đạo các nước thành viên BRICS

23:00 23/08/2023

Lãnh đạo các nước thành viên BRICS đã có những tuyên bố quan trọng trong ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm BRICS lần thứ 15 diễn ra tại thành phố Johannesburg.

Lãnh đạo các nước thành viên nhóm BRICS (từ trái sang): Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi) ngày 22/8/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, trong ngày thứ làm việc thứ hai của Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) lần thứ 15 diễn ra tại thành phố Johannesburg, lãnh đạo các nước thành viên đã có những tuyên bố quan trọng.

Tổng thống Brazil Lula da Silva kêu gọi các quốc gia BRICS dẫn đầu tiến trình sáng kiến hòa bình trên toàn thế giới.

Ông da Silva cho biết sẵn sàng tham gia nỗ lực chấm dứt xung đột ở Ukraine, kêu gọi ngừng bắn và hòa bình ngay lập tức.

Theo Tổng thống Brazil, mọi người và mọi quốc gia đều xứng đáng được sống trong hòa bình và việc tìm kiếm hòa bình phải là một nỗ lực tập thể.

Phái đoàn Nga tới Nam Phi do Ngoại trưởng Sergei Lavrov dẫn đầu trong khi Tổng thống Vladimir Putin tham dự với bài phát biểu trực tuyến.

Tổng thống Putin cho biết BRICS đang nỗ lực thiết lập một thế giới đa cực dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau cũng như các nguyên tắc của Liên hợp quốc.

Ông Putin kêu gọi các nước BRICS mở rộng thanh toán bằng tiền tệ quốc gia và hợp tác liên ngân hàng.

Năm 2024, Nga sẽ là nước chủ trì các hoạt động trong khuôn khổ BRICS. Ông Putin cho biết Hội nghị thượng đỉnh BRICS dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10/2024 tại thành phố Kazan. Ngoài ra, Nga có kế hoạch tổ chức khoảng 200 sự kiện chính trị, kinh tế và công cộng khác trong khuôn khổ năm BRICS 2024.

Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các nhà lãnh đạo và các đại biểu tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần này luôn ghi nhớ mục đích sáng lập khối là mang đến cho thế giới sự chắc chắn, ổn định và năng lượng tích cực hơn.

Theo ông, các nước BRICS cần tăng cường hợp tác kinh doanh và tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lan tỏa sự phát triển ra khắp thế giới để tất cả đều có thể được hưởng lợi. Đồng thời, các quốc gia BRICS nên mở rộng hợp tác chính trị và an ninh để duy trì hòa bình và ổn định khi tình hình địa chính trị ngày càng “căng thẳng.”

Ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi BRICS tiếp tục đoàn kết và sẵn sàng đóng vai trò then chốt trong việc giúp ổn định thế giới. Ngoài ra, các nước BRICS nên tăng cường giao lưu nhân dân và thúc đẩy học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tán thành việc mở rộng BRICS trong bối cảnh nhiều quốc gia bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập khối này, khẳng định tiếp tục cùng phối hợp để tăng cường tiếng nói của các nước Nam Bán cầu.

Việc mở rộng BRICS hướng tới mục tiêu đầu tiên là thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh hơn. Đồng thời, việc mở rộng sẽ giải quyết vấn đề nghèo đói, giáo dục, công nghệ, dịch vụ y tế và các vấn đề khác ảnh hưởng đến các nước đang phát triển.

Thủ tướng Ấn Độ cũng đề xuất các nước BRICS hợp tác thành lập Hiệp hội Thám hiểm Không gian, nhấn mạnh rằng việc tập trung vào nghiên cứu không gian và giám sát khí tượng sẽ giúp phát triển các phương pháp đo lường tiến bộ mới.

Ông cũng đề nghị nỗ lực hợp tác chung trong các lĩnh vực giáo dục, công nghệ cũng như đánh giá kỹ năng. Ngoài ra, các mối liên kết thương mại, quốc phòng và đầu tư cũng được nêu bật trong các cuộc thảo luận của các lãnh đạo BRICS.

Trong khi đó, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết các nước BRICS cần thúc đẩy lợi ích phát triển của khu vực phía Nam Bán cầu, hoan nghênh cam kết liên tục của các nước BRICS với châu Phi trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau như tinh thần Nam Phi lựa chọn cho năm BRICS 2023 là “BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác để cùng tăng tốc, phát triển bền vững và chủ nghĩa đa phương toàn diện.”

Ông Ramaphosa cũng kêu gọi các nước công nghiệp phát triển tôn trọng cam kết hỗ trợ các hành động về khí hậu.

Tổng thống Ramaphosa nhấn mạnh trong một thế giới đang thay đổi, các quốc gia cần hợp tác nhiều hơn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ mới. Những thực tế này kêu gọi một cuộc cải cách cơ bản các thể chế quản trị toàn cầu để tăng tính đại diện và khả năng đáp ứng tốt hơn trước những thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt./.

Có thể bạn quan tâm
Indonesia sử dụng 'ngoại giao thầm lặng' cho khủng hoảng Myanmar

Indonesia sử dụng 'ngoại giao thầm lặng' cho khủng hoảng Myanmar

17:00 05/05/2023

Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết đã âm thầm tiếp xúc với tất cả các bên trong cuộc khủng hoảng ở Myanmar. Nỗ lực của Jakarta nhằm khởi động kế hoạch 5 điểm được nhất trí 2 năm trước.

Xả súng ở Texas Mỹ, nhiều người thương vong

Xả súng ở Texas Mỹ, nhiều người thương vong

09:30 07/05/2023

Vụ xả súng ở trung tâm thương mại Texas Mỹ hôm 6.5 làm ít nhất 9 người bị thương và một số người chết.

Nghề đan, vá lưới giúp tăng thu nhập cho chị em vùng biển

Nghề đan, vá lưới giúp tăng thu nhập cho chị em vùng biển

07:30 24/05/2023

Những năm gần đây, nghề đan, vá lưới đã và đang là thu nhập chính của nhiều gia đình. Tại cảng Trần Đề, Sóc Trăng nhiều chị em phụ nữ...

Điểm son trong thế giới đầy căng thẳng

Điểm son trong thế giới đầy căng thẳng

09:10 13/12/2023

Điểm nhấn lớn nhất trong cuộc hội đàm chiều 12-12 giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là hai nước nhất trí xây dựng 'cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược'.

Đại diện Thường trú đầu tiên của Tòa thánh Vatican nhận nhiệm vụ tại Việt Nam

Đại diện Thường trú đầu tiên của Tòa thánh Vatican nhận nhiệm vụ tại Việt Nam

18:50 06/02/2024

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Thường trú đầu tiên của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam, sáng 5.2.2024.

Đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông ở TP.HCM: Đề xuất triển khai theo hai giai đoạn

Đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông ở TP.HCM: Đề xuất triển khai theo hai giai đoạn

17:50 01/06/2024

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa báo cáo UBND TP về tình hình triển khai xây dựng đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông tại TP.

Israel chưa dám tiến xuống đường hầm dài 55m dưới bệnh viện Al Shifa

Israel chưa dám tiến xuống đường hầm dài 55m dưới bệnh viện Al Shifa

13:40 21/11/2023

Dù đã tìm thấy đường hầm dài 55m trong lòng Bệnh viện Al Shifa, quân đội Israel vẫn chưa dám tiến sâu dưới lòng đất để khám phá thêm.

TP.HCM tiếp tục xử phạt phòng khám thẩm mỹ “vẽ bệnh moi tiền”

TP.HCM tiếp tục xử phạt phòng khám thẩm mỹ “vẽ bệnh moi tiền”

02:00 26/02/2023

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM kêu gọi người dân khi phát hiện các phòng khám có dấu hiệu hoạt động không phép, “vẽ bệnh moi tiền” thì báo cáo ngay qua đường dây nóng số 0989401155 để Sở xử lý kịp thời.

Người tị nạn đổ xô đến biên giới, Thái Lan kêu gọi Myanmar giảm bạo lực

Người tị nạn đổ xô đến biên giới, Thái Lan kêu gọi Myanmar giảm bạo lực

23:30 12/04/2024

Trước diễn biến giao tranh căng thẳng ở Myanmar, Thái Lan kêu gọi đối thoại giảm bạo lực và bày tỏ sẵn sàng làm trung gian.

Co loi xay ra
Co loi xay ra