Trung thu có nghĩa là giữa mùa thu. Rằm tháng 8 Âm lịch chính là thời điểm này. Chữ "Tết" trong cụm từ "Tết" Trung thu cho thấy đây là một ngày lễ rất quan trọng, bên cạnh những cái tết khác như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ, Tết Trung nguyên (rằm tháng 7).
Những tên gọi khác của Tết Trung thu bao gồm:
- Tết trông trăng: Cái tên này phản ánh hoạt động quan trọng của người Việt trong dịp Tết Trung thu từ xưa xưa. Vào đêm rằm tháng Tám, các gia đình thường sửa soạn mâm cỗ gồm các thức quà mùa thu như cốm, quả hồng, quả bưởi, bánh nướng, bánh dẻo... và mọi người trong gia đình cùng nhau phá cỗ, ngắm trăng. Ngoài người thân trong gia đình, mọi người cũng có thể dùng thưởng thức đêm rằm với bạn hữu, xóm giềng. Mùa thu tiết trời dịu mát, dễ chịu, nên việc ngắm trăng rằm là một thú vui tao nhã tuyệt vời.
- Tết đoàn viên: Việc quây quần bên mâm cỗ trông trăng giúp mọi người trong gia đình thêm gắn bó, yêu thương. Vì vậy nhiều người đi xa cố gắng về nhà trong dịp này để đoàn tụ. Tết Trung thu vì vậy cũng được gọi là Tết đoàn viên.
- Tết Thiếu nhi: Trẻ em là đối tượng được ưu tiên nhiều nhất trong ngày Tết Trung thu. Đây là ngày mà con trẻ được tặng rất nhiều loại đồ chơi, được tham gia nhiều trò vui như rước đèn, xem múa sư tử, được ăn nhiều loại bánh trái ngon lành... Ngày rằm tháng 8 Âm lịch vì vậy còn được gọi là Tết thiếu nhi, Tết của trẻ em.
Nhật Bản
Tết Trung thu được người Nhật gọi là Tsukimi hay Otsukimi, có nghĩa là ngắm trăng. Truyền thống này có ở Nhật Bản từ 1.000 năm trước với việc tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn vẹn nhất.
Vào dịp Tsukimi, người dân mặc trang phục truyền thống và mang đồ cúng đến đền thờ. Ở nhà, họ bày cây cỏ lau, biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc. Mọi người ăn bánh gạo tsukimi dango, khoai môn, uống trà và ngắm trăng.
Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch âm, nhưng vẫn tổ chức Trung thu trọng thể. Bánh gạo nếp được bày thành mâm lớn trước thềm nhà, mọi người vừa thong thả ngắm trăng vừa chuyện trò, ăn uống. Trẻ em tham gia lễ hội rước đèn lồng cá chép.
Trung Quốc
Người Trung Quốc thường uống rượu và ngắm trăng vào ngày lễ này. Nhiều người viết những lời chúc tốt đẹp lên đèn lồng cầu sức khỏe, mùa màng bội thu, hôn nhân, tình yêu, học hành... Ở một số vùng quê, người dân thắp những chiếc đèn lồng thả bay lên trời, hoặc thả đèn trôi sông, mong những lời cầu nguyện thành hiện thực.
Món ăn truyền thống trong ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc là bánh nướng hình tròn tượng trưng cho sự vẹn tròn, viên mãn.
Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, Tết Trung thu được gọi là Chuseok (nghĩa là đêm mùa thu, đêm trăng đẹp nhất năm), kéo dài 3 ngày (từ 14/8 đến 16/8 âm lịch). Đây là dịp người dân trở về quê hương để sum họp gia đình, thực hiện các hoạt động cúng bái, tảo mộ, tạ ơn tổ tiên và cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
Món bánh của người Hàn cho dịp này có tên là Songpyeon, có hình vầng trăng khuyết hoặc bán nguyệt. Bánh được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông, màu sắc đa dạng và đẹp mắt. Ngoài món này, người dân còn ăn thịt viên áp chảo, bánh đậu xanh và uống rượu sindoju.
Singapore
Ở Singapore, Tết Trung Thu còn được gọi là Lễ hội lồng đèn hoặc Lễ hội bánh Trung thu. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Phố phường được giăng đèn lồng và trang trí bằng các biểu tượng của ngày hội.
Đối với người dân quốc đảo sư tử, Trung thu là thời điểm thích hợp để giao lưu thân tình, gửi lời cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến người thân, bạn bè, đối tác kinh doanh.
Singapore là một đất nước du lịch nổi tiếng, người dân địa phương không bao giờ bỏ lỡ cơ hội thu hút du khách trong dịp lễ này. Họ trang trí đường Orchard – thiên đường mua sắm, bờ sông, khu phố Tàu, Vườn Trung Hoa và nhiều địa điểm khác để chào đón khách du lịch trên toàn thế giới.
Quảng trường Sengkang được coi là một trong những nơi tổ chức Trung Thu nhộn nhịp nhất. Mọi người tập trung đông đủ để trải nghiệm các trò chơi thú vị. Và đây cũng là dịp để cộng đồng người Hoa tại Singapore thể hiện góc văn hóa giàu có và đa dạng của mình tại khu Chinatown.
Ngoài những đất nước kể trên, Tết Trung thu cũng là nét văn hóa truyền thống của Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Philippines, Triều Tiên… với rất nhiều hoạt động đa dạng và màu sắc riêng.
Khác với phiên tòa giả định, chiều 24/5, hàng trăm học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn tham dự phiên tòa xét xử sơ thẩm lưu động đối với Lưu Thế Văn (SN 1977), trú tại thôn Lũng Củng, xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng về tội mua bán trái phép ma túy theo khoản 4, điều 194 BLHS năm 1999.
Sáng 31/7, đèo Bảo Lộc vẫn bị phong tỏa, chưa thể lưu thông; các ngành chức năng đang tập trung tìm kiếm thi thể nạn nhân mất tích, khắc phục hậu quả thiên tai tại những khu vực bị ảnh hưởng.
Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra vào ngày 20 và 21.7. Đại hội có sự tham dự của 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 115.000 đoàn viên, người lao động trong toàn tỉnh.
Video: Cá chết hàng loạt, nổi trắng mặt ao của một hộ gia đình ở bản Mứn Đoàn Kết (Sơn La) Ngày 29/11, UBND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La thông tin phản hồi về hiện tượng cá chết hàng loạt tại ao nuôi của các hộ gia đình thuộc xã Mường Bon. Theo báo cáo của UBND huyện Mai Sơn, ngày 28/11, đoàn liên ngành của huyện đã phối hợp với UBND xã Mường Bon, Trung tâm Quan trắc - Sở Tài nguyên và Môi trường xác minh tình trạng cá chết tại ao của hộ ông...
Ấn tượng trước sự phát triển của thành phố Hải Phòng, bà Teresa Maria Amarelle Boué đề nghị lãnh đạo thành phố Hải Phòng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế, du lịch, phát triển nông thôn.
Ma trận học phí Chưa đầy 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, ngay sau đó các thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học. Tuy nhiên, Nguyễn Hoàng Phương Anh, lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn mung lung chưa chốt được mục tiêu đăng ký xét tuyển vào ngành, trường đại học nào cụ thể. Gia đình Phương Anh không mấy dư giả, bố chạy xe ôm, mẹ bán hàng ki-ốt ở chợ Thanh Xuân Bắc. Ngoài các...
Một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại một kho hàng nằm ở cuối ngõ 115 phố Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Rất nhiều xe chữa cháy đã được điều động tới hiện trường để dập lửa.
Quốc hội yêu cầu khẩn trương giải quyết các vụ việc, vụ án tạm đình chỉ, trong đó tập trung xử lý những vụ đã hết hoặc gần hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, các trường hợp còn tồn đọng do lỗi chủ quan.
Phát hiện người phụ nữ đang ở một mình, Vũ Văn Huy đã cầm dao xông vào nhà, khống chế hiếp dâm nạn nhân và cướp sợi dây chuyền vàng trước khi bỏ đi.