Những sự kiện tài nguyên môi trường đáng chú ý nhất trong năm 2023

17:10 31/12/2023

Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng tại COP28; Luật Tài nguyên Nước (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua, là 2 trong số các sự kiện nổi bật về tài nguyên môi trường trong năm 2023.

Trong chương trình tham dự Hội nghị COP28, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Lễ khởi động sáng kiến “Đẩy nhanh chuyển đổi điện than.” (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Năm 2023 đã trở thành cột mốc đáng nhớ với Việt Nam khi đạt được nhiều kết quả quan trọng tại Hội nghị COP28; Luật Tài nguyên Nước số 28/2023/QH15 chính thức được Quốc hội thông qua với rất nhiều điểm mới, góp phần thay đổi rất lớn phương thức quản trị tài nguyên; dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) lần đầu tiên được lấy ý kiến tới các tầng, lớp nhân nhân, với hơn 12 triệu lượt góp ý.

Dưới đây là những sự kiện nổi bật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong năm 2023, vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tại Hội nghị "Tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của ngành tài nguyên và môi trường" diễn ra sáng 31/12, tại Hà Nội.

1. Việt Nam công bố kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP tại COP28 lớn nhất lịch sử

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ của hơn 140 quốc gia tham dự Hội nghị Thượng đỉnh COP28 lớn nhất lịch sử, giới thiệu 12 biện pháp lớn Việt Nam thực hiện từ sau COP26, nhấn mạnh cần đa dạng hóa huy động nguồn lực từ các nước phát triển tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị COP28, Việt Nam công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP); cùng cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, phát thải ròng bằng “0.”

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, Đoàn Việt Nam đồng thời tổ chức thành công hàng loạt sự kiện bên lề, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao; đặt nền tảng thu hút nguồn lực, chuyển giao công nghệ thời gian tới. Tại các diễn đàn, nghị sự quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu nhiều sáng kiến, ký kết thỏa thuận, chương trình hợp tác quan trọng, để lại nhiều dấn ấn tốt đẹp với cộng đồng quốc tế trong hoạt động về phát triển bền vững toàn cầu.

2. Luật Tài nguyên nước 2023 chính thức được Quốc hội thông qua

Với 468/472 (đạt 94,74%) phiếu đồng thuận, tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước 2023.

Luật gồm 10 Chương, 86 điều đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thông qua 4 nhóm chính sách lớn gồm đảm bảo an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước. Luật được kỳ vọng sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả an ninh nguồn nước quốc gia tiệm cận các nước tiên tiến trên thế giới.

3. Trên 12 triệu lượt đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) gồm nhiều nội dung quan trọng, được cộng đồng đặc biệt quan tâm, kỳ vọng, một trong bộ luật thu hút được số lượng lớn, với hơn 12 triệu lượt góp ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thực tiễn cao. Đây thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sôi nổi, rộng lớn của cả nước về sự kiện pháp lý quan trọng.

Dự thảo Luật trình Quốc hội được đánh giá cao về chất lượng, sự công phu, thận trọng, xem xét kỹ lưỡng nhiều mặt, quyết tâm, kiên trì nghiên cứu, tiếp thu, giải trình để giải quyết các vấn đề lớn và khó; thể chế hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, tuân thủ Hiến pháp, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất trong hệ thống pháp luật; phát huy nguồn lực đất đai, đưa đất đai thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp gần nhất.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

4. Phân bổ, phát huy nguồn lực tài nguyên trong tầm nhìn dài hạn theo quản trị chiến lược

Trong năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các chiến lực quan trọng, bao gồm: Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Chiến lược tiến đến làm chủ công nghệ đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; Đề án hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn và Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam...

Quản trị Tài nguyên Nước Quốc gia: Quyết sách lớn giữ ‘mạch nguồn’ sự sống 20/12/2023 10:12

Đặc biệt Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ khó, phức tạp, liên ngành cao đã lần đầu được thực hiện ở Việt Nam.

5. Đề xuất các giải pháp đột phá quản lý, phát triển bền vững tài nguyên và môi trường

Sau 10 năm tổ chức thực hiện, Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều phương diện, xác định các xu hướng phát triển mới. Đây là cơ sở để tham mưu đề xuất với Đảng ban hành các định hướng chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá, tổng thể nhằm quản lý, phát triển bền vững tài nguyên và môi trường giai đoạn tới.

Trong đó, các chiến lực được ngành tài nguyên và môi trường đề xuất ưu tiên đẩy mạnh Chuyển đổi Xanh, phát triển Kinh tế Xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng bền vững gắn với Chuyển đổi Số, đổi mới sáng tạo.

6. Chủ động ứng phó thiên tai cực đoan, bất thường do tác động kép của El Nino và biến đổi khí hậu

Dưới tác động kép của El Nino và biến đổi khí hậu làm cho năm 2023 là năm nóng nhất trong lịch sử quan trắc, kỷ nguyên “Nung nóng toàn cầu” đã được Tổ chức Khí tượng thế giới cảnh báo.

Trước bối cảnh đó, ngành Khí tượng Thủy văn đã ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để: dự báo, cảnh báo sớm dài hạn các tác động của thiên tai; phát huy các nguồn lực tài nguyên và môi trường; chủ động đảm bảo an ninh nguồn nước; góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, thúc đẩy phát triển bền vững đất nước và là cơ hội mới nâng cao hiệu quả, năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai thời gian tới.

7. Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn: Hướng đi cho phát triển bền vững

Diễn đàn kinh tế tuần hoàn 2023 với chủ đề “Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn” đã đưa ra các giải pháp trọng tâm đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng, sản xuất và tiêu dùng theo hướng xanh, bền vững; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường; ứng phó hiệu quả với thách thức khan hiếm nguồn tài nguyên, suy thoái, ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu.

8. Dấu ấn Chuyển đổi Số, cải cách hành chính và phát triển ngành tài nguyên và môi trường địa phương

Trong năm 2023, ngành Tài nguyên và Môi trường đã tích cực thực hiện chuyển đổi số, xây dựng mô hình, cấu trúc Chính phủ điện tử và cải cách hành chính. Theo đó xếp hạng 6/17 Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index); 3/17 Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI); 2/17 Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT (ICT index); 63/63 tỉnh, thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu (450/705 huyện đã có cơ sở dữ liệu); kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (461/705 quận/huyện; 6.198/10.599 phường/xã, tổng số hơn 26 triệu thửa đất).

Các trường thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường cũng đã được chuyển đổi số, tích hợp, hỗ trợ hiệu quả các tương tác hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường các cấp./.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Phụ huynh ngồi hàng giờ quạt cho con ôn thi giữa mùa nóng mất điện

Phụ huynh ngồi hàng giờ quạt cho con ôn thi giữa mùa nóng mất điện

16:20 08/06/2023

Rạng sáng 7/6, chị Thanh Ngọc (ở Nghĩa Hưng, Nam Định) chợt tỉnh giấc vì trời nóng. Khu vực chị ở bị cắt điện từ trưa. Ở phòng bên cạnh, cô con gái lớp 12 vẫn miệt mài giải đề thi, dưới ánh sáng lờ mờ của chiếc đèn tích điện. Thương con vất vả, chị lấy quạt tay quạt cho con an tâm học. Cả tháng nay, nhà chị Ngọc áp dụng phương châm 'đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên', không dám nặng lời với con vì sắp đến kỳ thi quan trọng. 'Bố mẹ chưa kịp chuẩn bị...

Thế nào là xuất gia và xuất gia gieo duyên?

Thế nào là xuất gia và xuất gia gieo duyên?

06:30 19/06/2024

Ngoài khái niệm 'xuất gia' vốn rất quen thuộc, gần đây người Việt Nam còn được biết đến cụm từ 'xuất gia gieo duyên' khi có nhiều người nổi tiếng thực hiện hoạt động này. Vậy hai khái niệm này có gì khác nhau? Xuất gia là gì? Xuất gia (tiếng Phạn là Pravrajya) là một khái niệm quan trọng trong đạo Phật, mang ý nghĩa từ bỏ cuộc sống thế tục để theo đuổi con đường tu tập, giải thoát khỏi những khổ đau và vòng luân hồi sinh tử. Người xuất gia là...

Vì sao cô gái bị sát hại ở Cầu Giấy nhưng Công an quận Thanh Xuân khởi tố?

Vì sao cô gái bị sát hại ở Cầu Giấy nhưng Công an quận Thanh Xuân khởi tố?

13:10 21/02/2024

Ngày 20/2, Công an quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) khởi tố bị can đối với Hoàng Minh Hào (20 tuổi, quê Bắc Giang) về tội Giết người, Cướp tài sản. Hào là kẻ sát hại cô gái 21 tuổi hôm mùng 7 Tết tại nhà trọ ngõ 79 Cầu Giấy (quận Cầu Giấy). Nhiều người thắc mắc, vụ án mạng xảy ra tại quận Cầu Giấy nhưng tại sao đơn vị ra quyết định khởi tố lại là Công an quận Thanh Xuân. Trả lời PV VTC News, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư...

Dân không đồng ý đóng dải phân cách để buộc xe vào trạm thu phí BOT

Dân không đồng ý đóng dải phân cách để buộc xe vào trạm thu phí BOT

17:20 05/04/2024

Dù xe né trạm thu phí cày nát đường nhưng những người dân ở gần trạm thu phí BOT quốc lộ 1 qua phường Điện Thắng Trung (Điện Bàn, Quảng Nam) không đồng tình đóng dải phân cách để buộc xe phải qua trạm thu phí.

Giáp mặt đại ca bãi vàng khét tiếng một thời

Giáp mặt đại ca bãi vàng khét tiếng một thời

19:30 06/04/2024

Một thuở oai hùng Mươi, mười lăm năm trước vấn nạn khai thác vàng diễn ra rầm rộ trên địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An), nhức nhối hơn cả là khu vực trên đỉnh đồi Pu Phen, nơi tài nguyên bị xâu xé không thương tiếc. Đến mức, những hệ lụy của nó vẫn còn âm ỉ đến tận hôm nay. Đất Yên Tĩnh nói chung, đồi Pu Phen nói riêng từng gắn liền với tên tuổi của Vi Văn Quỳnh (SN 1972, trú bản Huồi Pai, xã Yên Tĩnh), người vẫn được biết đến với cái tên...

Ông Phùng Anh Lê muốn đối chất với nhóm cán bộ chỉ huy Công an quận Tây Hồ tại tòa

Ông Phùng Anh Lê muốn đối chất với nhóm cán bộ chỉ huy Công an quận Tây Hồ tại tòa

10:30 20/04/2023

Quá trình làm thủ tục xét xử phúc thẩm, cựu Đại tá Phùng Anh Lê, đề nghị tòa triệu tập các bị án Nguyễn Đức Châu, Phùng Công Ngọc, Lê Đình Trung và cả ông Mai Trọng Thắng, nguyên Trưởng Công an quận Tây Hồ, Phạm Quý Hải, Phó trưởng Công an quận, để đối chất trực tiếp làm rõ nội dung vụ án.

Người dân Thủ đô xuống phố 'săn' đào dăm, đào cành ngày Rằm tháng Chạp

Người dân Thủ đô xuống phố 'săn' đào dăm, đào cành ngày Rằm tháng Chạp

12:00 25/01/2024

Đầy đủ nụ, hoa, lộc, lá lại nhỏ nhắn đẹp với bàn thờ, những cành đào dăm, đào cành nhỏ được người dân Thủ đô tìm mua vào ngày Rằm tháng Chạp.

Bố của Son Heung-min bị tố cáo bạo hành trẻ em

Bố của Son Heung-min bị tố cáo bạo hành trẻ em

05:20 27/06/2024

Tờ Hankyung (Hàn Quốc) mới đây đưa tin gia đình một học viên kiện ông Son Woong-jung và thành viên ban huấn luyện của học viện bóng đá Son (SON Football Academy) về tội lạm dụng trẻ em. Hãng thông tấn Yohap cho biết phụ huynh của học viên nói trên đã trình báo cảnh sát vào tháng 3 năm nay sau khi phát hiện một vết bầm tím trên đùi con trai họ khi học viên này tham gia khóa huấn luyện ở Okinawa (Nhật Bản). Phụ huynh của học viên này cho biết 1...

Chèn giờ học liên kết giữa giờ chính khóa: Bộ GD&ĐT 'tuýt còi', yêu cầu địa phương báo cáo

Chèn giờ học liên kết giữa giờ chính khóa: Bộ GD&ĐT 'tuýt còi', yêu cầu địa phương báo cáo

12:00 29/09/2023

Sau khi báo chí phản ánh thông tin nhiều trường học chèn giờ học các môn liên kết vào giữa môn chính khóa, sáng nay (29/9), Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu tất cả các Sở GD&ĐT rà soát.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới