Những sự kiện định hình bầu cử tổng thống Mỹ

07:45 02/11/2024

Bầu cử tổng thống Mỹ năm nay ghi dấu với nhiều biến động trong chặng cuối, khi đảng Dân chủ thay ứng viên giữa dòng và ứng viên đảng Cộng hòa bị ám sát hụt.

Chỉ vài ngày nữa Mỹ sẽ bước vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, chọn người chèo lái đất nước trong 4 năm tới giữa ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris. Trong những tháng trước đó, cuộc bầu cử đã chứng kiến nhiều hỗn loạn và biến động, đặc biệt trong chặng cuối.

Ông Trump bị tuyên 'có tội'

Bước ngoặt đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay là việc bồi thẩm đoàn của tòa hình sự Manhattan, New York, ngày 30/5 tuyên bố ông Trump "có tội" với toàn bộ 34 tội danh trong vụ truy tố làm giả hồ sơ kinh doanh chi tiền ém thông tin bất lợi khi tranh cử năm 2016.

Cáo trạng 34 tội danh do công tố viên quận Manhattan Alvin Bragg đưa ra hồi tháng 4/2023. Tiêu điểm của cuộc điều tra là khoản chi "bịt miệng" 130.000 USD cho Stormy Daniels để sao khiêu dâm này không lên tiếng về mối quan hệ với ông Trump.

Với phán quyết của bồi thẩm đoàn, ông Trump là cựu tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị truy tố và kết tội. Ông cũng trở thành ứng viên đầu tiên của một chính đảng là người bị tuyên có tội khi chạy đua vào Nhà Trắng.

Nhưng việc bị kết tội không ngăn cản ông Trump tiếp tục chạy đua vào Nhà Trắng, cả về mặt pháp lý lẫn chính trị.

Hiến pháp Mỹ quy định ứng viên tổng thống ít nhất 35 tuổi, là công dân sinh ra tại Mỹ và sống ở nước này ít nhất 14 năm. Không có quy định nào cấm người có tiền án hay phạm nhân tranh cử.

Về mặt chính trị, Trump đã biến phán quyết này thành cơ hội để công kích đảng Dân chủ, cho rằng họ đang mở cuộc "săn phù thủy" chống lại ông và biến tòa án thành vũ khí chống lại đối thủ. Lập luận này đã giúp Trump thu hút thêm sự ủng hộ trong đảng Cộng hòa.

Đảng Dân chủ thay ứng viên giữa dòng

Gần một tháng sau khi bị kết tội, Trump bước vào cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình trong mùa bầu cử năm nay với đương kim Tổng thống Biden hôm 27/6.

Ông Biden khi đó tràn đầy tự tin sẽ "đánh bại" Trump, dù nhiều người thuộc đảng Dân chủ hoài nghi về năng lực thể chất và tinh thần của ông. Nhiều người đã kỳ vọng cuộc tranh luận là cơ hội để Tổng thống Mỹ trấn an các cử tri rằng ông vẫn đủ khả năng giành chiến thắng trước Trump và tiếp tục lãnh đạo đất nước trong 4 năm tới, đập tan những công kích của phe Cộng hòa về tuổi tác của ông.

Tuy nhiên, ông Biden lại xuất hiện trên sân khấu với giọng nói nhỏ, khàn, có vẻ hơi ngập ngừng, nhiều lần hắng giọng và có lúc nói nhịu ngay từ những phút đầu của cuộc tranh luận, thời điểm khán giả theo dõi chăm chú nhất. Nhận thấy điểm yếu của đối thủ, ông Trump áp dụng chiến lược công kích dồn dập ngay từ đầu, đẩy ông Biden vào thế bị động.

Sau cuộc tranh luận được đánh giá đáng thất vọng, ông Biden đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong đảng Dân chủ để rút khỏi cuộc đua. Trước sức ép quá lớn, ông Biden thông báo dừng tranh cử ngày 21/7 và ủng hộ Phó tổng thống Kamala Harris trở thành ứng viên của đảng.

Bà Harris ngày 20/8 xuất hiện trực tuyến trong đại hội toàn quốc đảng Dân chủ ở Chicago, chính thức nhận đề cử ứng viên tổng thống của đảng. Đây là dấu mốc quan trọng đưa bà Harris bước lên cỗ xe chạy đua với ông Trump trong chặng nước rút.

Phó tổng thống Mỹ bước vào cuộc đua khi chỉ còn khoảng 4 tháng là tới ngày bầu cử, trong bối cảnh nhiều cử tri Mỹ vẫn biết rất ít về bà. Harris ngày 6/8 chọn Thống đốc Tim Walz làm ứng viên phó tổng thống, nhằm thu hút cử tri nông thôn và củng cố chiến dịch cho chặng cuối.

Ứng viên đảng Dân chủ khẳng định "Nước Mỹ sẽ không quay lại thời Trump", hứa hẹn đưa đất nước sang trang mới.

Chiến dịch của bà Harris khởi đầu tích cực, khi nhận được ủng hộ mạnh mẽ từ đảng Dân chủ và thu hút nhiều nhà tài trợ trong "tuần trăng mật".

Động lực mới đã giúp ứng viên đảng Dân chủ thu hẹp khoảng cách với đối thủ, thậm chí vượt qua ông Trump trong nhiều cuộc khảo sát dư luận trong những tháng trước ngày bầu cử 5/11.

Ông Trump bị ám sát hụt

Nước Mỹ ngày 13/7 rúng động khi cựu tổng thống Trump bị ám sát hụt trong lúc phát biểu tại cuộc mít tinh ở Butler, bang Pennsylvania. Nghi phạm 20 tuổi Thomas Matthew Crooks bị bắn hạ ngay tại hiện trường. Đây là lần đầu tiên một vụ ám sát như vậy xảy ra tại Mỹ trong hơn 4 thập kỷ.

Viên đạn xuyên qua vành tai bên phải, khiến máu chảy xuống mặt cựu tổng thống. Ông Trump lập tức được lực lượng mật vụ che chắn và hộ tống rời hiện trường. Tuy nhiên, thay vì tỏ ra sợ hãi, ông Trump lấy lại tinh thần, nhìn thẳng vào đám đông ủng hộ phía dưới và liên tục vung nắm đấm lên trời, hô to "Chiến đấu! Chiến đấu! Chiến đấu!".

Đây đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Cú vung nắm đấm cũng được coi là cử chỉ cho thấy bản lĩnh và cách cựu tổng thống làm chủ tình huống trong thời khắc khó khăn, theo giới quan sát.

"Cựu tổng thống Donald Trump là bất khả chiến bại. Không quan trọng việc đảng Dân chủ sẽ chọn ai làm ứng viên, vì họ về cơ bản chỉ đóng vai lót đường", Chris Ager, chủ tịch Ủy ban đảng Cộng hòa tại bang New Hampshire, nói một ngày sau vụ ám sát.

Hai tháng sau, ông Trump tiếp tục đối mặt âm mưu ám sát, khi mật vụ phát hiện và nổ súng vào một nghi phạm mang súng ẩn nấp trong bụi rậm gần sân golf ở West Palm Beach, bang Florida ngày 15/9. Ông Trump được mật vụ che chắn, đưa lên xe rời khỏi sân golf và không gặp nguy hiểm trong sự việc.

Điều tra cho thấy nghi phạm Ryan Wesley Routh dường như chờ ở khu vực bên ngoài sân golf suốt 12 tiếng trước khi bị phát hiện. Giới chức nói rằng nghi phạm "chưa nhìn thấy" cựu tổng thống và không nổ phát súng nào trước khi bỏ chạy khỏi hiện trường.

Cuộc tranh luận Trump - Harris

Trump - Harris tranh luận trực tiếp lần đầu vào tối 10/9 trong sự kiện do đài ABC tổ chức tại thành phố Philadelphia.

Bà Harris được nhận xét là đã khiến đối thủ bối rối, liên tục "giăng bẫy" bằng những lời mỉa mai và khiêu khích, khiến ông Trump nổi giận và mất kiềm chế. Nhiều chuyên gia và phe Dân chủ cho rằng bà Harris đã có màn tranh luận thành công.

Tuy nhiên, vẫn có những người cho rằng Phó tổng thống Mỹ phải đánh đổi bằng việc mất đi cơ hội thông báo rõ với cử tri về những chính sách mà mình theo đuổi.

Ứng viên Dân chủ sau đó muốn tận dụng ưu thế, thách thức ông Trump tiếp tục tranh luận trên truyền hình. Tuy nhiên, Trump từ chối tham gia, chỉ trích những cuộc tranh luận như vậy "chỉ có lợi cho phe Dân chủ".

Nhưng lợi thế và thời kỳ "trăng mật" của bà Harris không kéo dài lâu. Đến tháng 10, tỷ lệ ủng hộ bà bắt đầu chững lại và dần đi ngang. Kết quả các cuộc thăm dò sát ngày bầu cử cho thấy tỷ lệ ủng hộ Trump - Harris đang tương đương nhau trên toàn quốc.

Một số nhà bình luận cho hay đây là cuộc bầu cử sít sao nhất trong lịch sử Mỹ, nhấn mạnh rằng Trump từ lâu đã cho thấy ông luôn kiên cường sau mỗi cú vấp ngã và biết cách biến nghịch cảnh thành cơ hội, khiến cục diện có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào cho đến khi cử tri đi bỏ phiếu.

Thùy Lâm (Theo Reuters, AFP)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Israel tăng phòng bị, sẵn sàng đối phó đòn trả đũa từ Iran

Israel tăng phòng bị, sẵn sàng đối phó đòn trả đũa từ Iran

16:50 04/04/2024

Quân đội Israel tăng cường lưới phòng không, triệu tập lính dự bị nhằm chuẩn bị cho kịch bản Iran tấn công trả đũa vụ không kích tòa lãnh sự ở Syria.

Người gốc Á đầu tiên được đề cử làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Người gốc Á đầu tiên được đề cử làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam

11:10 08/06/2024

Ông Kin Moy, nhà ngoại giao gốc Hong Kong, được Tổng thống Biden đề cử làm tân đại sứ tại Việt Nam và sẽ chờ Thượng viện Mỹ phê duyệt.

Bà Yingluck khuyên và cảnh báo cháu gái khi làm thủ tướng Thái lan

Bà Yingluck khuyên và cảnh báo cháu gái khi làm thủ tướng Thái lan

16:20 20/08/2024

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck gửi lời khuyên và cảnh báo cho cháu gái Paetongtarn Shinawatra vừa nhậm chức thủ tướng.

Hàn Quốc-Trung Quốc tổ chức đàm phán chiến lược cấp cao đầu tiên sau 2 năm

Hàn Quốc-Trung Quốc tổ chức đàm phán chiến lược cấp cao đầu tiên sau 2 năm

19:40 19/07/2024

Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Hàn Quốc Kim Hong-kyun và người đồng cấp Trung Quốc Mã Triều Húc sẽ tổ chức cuộc đàm phán chiến lược cấp cao đầu tiên sau hơn 2 năm vào ngày 24/7 tới tại Seoul.

Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

17:40 10/05/2024

Ngày 9/5, Triển lãm và Hội nghị Dịch vụ quốc phòng châu Á (DSA) lần thứ 18 cùng với Triển lãm quốc tế về An ninh châu Á (NATSEC) lần thứ 3 đã bế mạc tại Malaysia.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao trao quyết định cho cán bộ mới được tuyển dụng năm 2024

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao trao quyết định cho cán bộ mới được tuyển dụng năm 2024

01:00 23/07/2024

Chiều ngày 22/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trao quyết định cho các cán bộ mới được tuyển dụng năm 2024.

Đảo chính hụt tại Bolivia

Đảo chính hụt tại Bolivia

06:50 27/06/2024

Cựu tư lệnh lục quân Bolivia dẫn đầu lực lượng bao vây Phủ Tổng thống trong vài giờ, hành động bị Tổng thống Arce gọi là 'âm mưu đảo chính'.

Houthi đánh chìm tàu thương mại ở Biển Đỏ, hiệp hội vận tải biển quốc tế hối thúc thả đoàn thủy thủ

Houthi đánh chìm tàu thương mại ở Biển Đỏ, hiệp hội vận tải biển quốc tế hối thúc thả đoàn thủy thủ

12:40 19/06/2024

Ngày 18/6, Cơ quan Vận hành thương mại hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) cho biết, phiến quân Houthi ở Yemen đã đánh chìm chiếc tàu thứ 2 ở Biển Đỏ.

Nga công bố thỏa thuận trao trả trẻ em với Ukraine

Nga công bố thỏa thuận trao trả trẻ em với Ukraine

12:40 25/04/2024

Nga cho biết đã nhất trí với Ukraine trao trả gần 50 trẻ em phải sơ tán do chiến sự, song Kiev chưa xác nhận thỏa thuận.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới