Xa đất liền, điều kiện sinh hoạt khó khăn nhưng hàng ngày, các em học sinh ở trên đảo Thổ Chu (Kiên Giang), Hòn Chuối (Cà Mau) vẫn đến lớp học tình thương, điểm trường. Sự tâm huyết của thầy cô nơi đây đã mở ra "cánh cửa" hy vọng cho các em.
14 năm về trước, thiếu tá Trần Bình Phục - đội phó Đội công tác vận động quần chúng đồn Biên phòng Hòn Chuối đã đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này.
Đảo Hòn Chuối (thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nằm cách đất liền 32km về phía Tây, diện tích chỉ khoảng 7km2, đảo có địa hình phức tạp, chưa có trạm y tế, hệ thống trường học quốc gia cho trẻ em trên đảo học tập.
Thiếu tá Phục vẫn nhớ hình ảnh những đứa trẻ lấm lem, những con đường đất đỏ bao phủ bởi rừng cây xanh mướt. Cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn, có gia đình cả ba thế hệ không biết chữ, tương lai của những đứa trẻ đảo Hòn Chuối như dần khép lại.
Thấy vậy, thầy Phục đã xin phép cấp trên cho mình dạy các cháu học để biết đọc, biết viết trong vòng một tháng. Thấm thoát nay đã là năm thứ 14 thầy Phục gắn bó với lớp học tình thương này.
Chưa từng học qua một lớp nào dạy về nghiệp vụ sư phạm, thầy Phục bắt đầu công việc giáo viên bằng cách tự tìm tòi, học hỏi. Thầy Phục kể, có những đêm thức rất khuya để "tập đứng lớp", cầm phấn viết bảng, nói chuyện một mình và cứ như thế, những trang giáo án bài bản được thầy soạn ra.
"Nền tảng giáo dục rất quan trọng. Ngoài việc dạy học, tôi còn dạy cho các em kỹ năng sống, những bài học về đạo đức. Nhiều học sinh từ đảo Hòn Chuối để ra đất liền học tiếp, cháu nào cũng ngoan, chăm chỉ và rất chịu khó. Tôi thường trích tiền lương để mua tặng cho các em sách vở, phần quà chỉ là một chút gì đó động viên các em vững bước trên con đường phía trước" - thầy Phục nói.
Do tính chất công việc nên thầy ít được về thăm gia đình. Nói về dự định tương lai, mắt thầy Phục bừng sáng: "Tôi muốn làm nhiều hơn là mục tiêu biết đọc, biết viết. Tôi cũng tham mưu cho đơn vị xây dựng trường, tổ chức lớp học bài bản và mong có giáo viên được đào tạo kĩ về nghiệp vụ sư phạm sẽ về đảo dạy các em tốt hơn. Chỉ có như vậy, tương lai của các em trên đảo Hòn Chuối mới có thể tốt hơn".
Cuộc nói chuyện với thầy Phục tạm ngưng lại vì ở phía xa xa, chị Trương Hồng Mơ (37 tuổi, người dân trên đảo) cùng con nhỏ đang bước từng bước cẩn thận để đến lớp học tình thương nằm ở lưng chừng dốc. Những đứa trẻ ở Hòn Chuối bé nào cũng đen nhẻm, ngoại hình thấp bé.
May mắn hơn Hoàn Chuối, đảo Thổ Chu (cách đảo Hòn Chuối hơn 100km) đã có trường học tiểu học - trung học cơ sở Thổ Châu khá khang trang. Dạy học trên đảo Thổ Chu được 13 năm, cô Phạm Thị Kim Tiên (quê Vĩnh Long) dành rất nhiều tình cảm cho vùng đất cùng học sinh nơi đây.
Cô Tiên hiện đang dạy bộ môn khoa học tự nhiên cho học sinh bậc trung học cơ sở. Cô tâm sự lúc mới ra đảo, cuộc sống thiếu thốn vô cùng. Đến nay, mọi thứ đã ổn hơn nhiều, các lớp học trong trường đã được lắp thêm tivi. Tuy nhiên, do đảo Thổ Chu cách xa đất liền khoảng 150km nên đồ dùng học tập theo chương trình giáo dục mới vẫn còn thiếu.
Do thiếu điện nên các em ít được xem tivi, tiếp cận công nghệ thông tin. "Như năm vừa qua phần lớn thời gian không có điện, thời tiết nóng nực nhưng các em vẫn cố gắng đến trường đầy đủ, đó chính là động lực lớn đối với giáo viên.
Trong chuyến công tác đến vùng biển đảo Tây Nam, đoàn đại biểu TP.HCM đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên chiến sĩ, người dân trên các đảo. Trong đó, ngày 18 và 19-9, đoàn đại biểu đã đến đảo Thổ Chu và đảo Hòn Chuối để ghé các trạm ra đa, lớp học tình thương… để tặng quà.
Theo lịch trình, chuyến đi diễn ra trong 8 ngày (từ 15 đến ngày 22-9), qua các đảo và nhà giàn DK1 (Lữ đoàn 125 - Côn Đảo - Hòn Khoai - nhà giàn DK1/10 - Thổ Chu - Hòn Chuối - Nam Du - Hòn Đốc - Phú Quốc - Lữ đoàn 125).
Đây cũng là dịp các thành viên trong đoàn đại biểu biết và hiểu sâu hơn về vị trí địa lý, môi trường, ý chí vượt qua khó khăn của các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên nhiều điểm đảo Tây Nam.
Nguyễn Anh Tiên, 48 tuổi, bị phạt 8 năm tù vì lái xe khách không chú ý quan sát phía trước, đâm vào xe tải khiến 3 người tử vong.
Phần lớn các gia đình Việt Nam đều sửa soạn lễ vật và thắp hương cúng ông bà tổ tiên, các vị thần linh vào ngày mùng 1 mỗi tháng Âm lịch. Với các Phật tử, đây cũng là ngày lễ Phật. Riêng ngày mùng 1 tháng 7 Âm lịch lại càng được chú trọng vì đây là ngày mở đầu cho mùa Vu lan báo hiếu, mùa Xá tội vong nhân, cũng là ngày đầu tiên của 'tháng cô hồn' theo cách gọi dân gian. Văn khấn mùng 1 tháng 7 Âm lịch Vào ngày này, các gia đình thường cúng gia...
Tối 25/6, tại thành phố Quy Nhơn, Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và phát triển thiếu nhi Việt Nam, Hội đồng Đội tỉnh Bình Định và Trung tâm Ngoại ngữ OKO phối hợp tổ chức Vòng chung kết toàn quốc sân chơi “Thiếu niên Việt Nam - Công dân toàn cầu.” Tuy đây là lần đầu tổ chức nhưng sân chơi “Thiếu niên Việt Nam - Công dân toàn cầu” đã thu hút 60.497 đội viên, thiếu niên cả nước tham gia. Đây là con số khá ấn tượng, khẳng định tính hấp...
Gia sư là một trong những công việc phổ biến của sinh viên để kiếm thêm thu nhập. Khi các nền tảng dạy từ xa trở nên phổ biến, nhiều gia sư cũng dạy online, nhưng lại gặp phải tình trạng éo le: bị quỵt tiền.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các trường nghề phối hợp với doanh nghiệp tuyển dụng, trả tiền lương cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp dựa vào kỹ năng và năng lực hành nghề.
Tối 9.9, Công an TP Hải Phòng thông tin, gần 100 cán bộ chiến sĩ Công an quận Ngô Quyền vây bắt nhóm đối tượng đánh bạc tại khu vực...
Toàn bộ diện tích đất của xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận như 'đứng hình' vì vướng quy hoạch titan.
Tỉnh Khánh Hòa có quy định hỗ trợ Tết Nguyên đán cho công nhân dọn rác ở TP Nha Trang, nhưng không hỗ trợ cho công nhân dọn rác ở TP Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và các nơi khác.
Từ sáng đến chiều muộn 5-2, nhiều xe từ các tỉnh phía nam về quê trên quốc lộ 1 đã tắc hàng chục cây số khi mắc 'nút cổ chai' cầu Gianh (Quảng Bình).