Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam từ 72 tỉnh thành giảm còn 38 do sáp nhập, sau đó tăng lên 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2008 và duy trì đến nay.
Theo Văn kiện Quốc hội toàn tập, sau khi thống nhất năm 1975, Việt Nam có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó miền Bắc có 28 tỉnh, thành phố và đặc khu; miền Nam có 44 tỉnh, thành phố. Quốc hội đã quyết định sáp nhập nhiều tỉnh thành vào năm 1975 và 1976.
Sáp nhập còn 38 tỉnh thành
Ở miền Bắc, tỉnh Cao Bằng sáp nhập với Lạng Sơn thành Cao Lạng. Tuyên Quang sáp nhập với Hà Giang thành Hà Tuyên. Hòa Bình sáp nhập với Hà Tây thành Hà Sơn Bình. Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành Hà Nam Ninh. Ba tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nghĩa Lộ sáp nhập thành Hoàng Liên Sơn.
Ngoài ra, miền Bắc còn có tỉnh Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Vĩnh Phú và hai thành phố trực thuộc Trung ương Hà Nội, Hải Phòng.
Ở miền Trung, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành Nghệ Tĩnh. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh sáp nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên.
Hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thành phố Đà Nẵng sáp nhập thành Quảng Nam - Đà Nẵng. Quảng Ngãi sáp nhập với Bình Định thành Nghĩa Bình. Phú Yên và Khánh Hòa sáp nhập thành Phú Khánh. Ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy sáp nhập thành Thuận Hải.
Kon Tum và Gia Lai sáp nhập thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Các tỉnh Thanh Hóa, Đăk Lăk, Lâm Đồng giữ nguyên từ trước đó.
Ở Nam Bộ, năm 1976, Quốc hội đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là TP HCM - thành phố trực thuộc trung ương.
Ba tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long sáp nhập thành tỉnh Sông Bé. Tỉnh Biên Hòa, Tân Phú, Bà Rịa - Long Khánh sáp nhập thành tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Đồng Tháp thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong.
Tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc sáp nhập thành An Giang. Tỉnh Mỹ Tho, Gò Công và thành phố Mỹ Tho sáp nhập thành tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Hậu Giang thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Phong Dinh, Ba Xuyên, Chương Thiện. Tỉnh Kiên Giang tái lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tỉnh Rạch Giá và ba huyện Châu Thành A, Hà Tiên, Phú Quốc của tỉnh Long Châu Hà trước đó.
Tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh sáp nhập thành Cửu Long. Bạc Liêu và Cà Mau sáp nhập thành Minh Hải. Ngoài ra, tỉnh Kiến Hòa đổi tên thành Bến Tre. Nam Bộ còn có tỉnh Tây Ninh và Long An.
Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội năm 1996, sau nhiều đợt sáp nhập, đến năm 1978, Việt Nam có 38 tỉnh, thành phố.
Tách thành 53 tỉnh thành
Từ cuối năm 1978, Quốc hội cho phép nhiều tỉnh thành tách để lập đơn vị hành chính mới.
Tháng 12/1978, tỉnh Cao Lạng tách thành Lạng Sơn và Cao Bằng. Toàn quốc có 39 tỉnh, thành.
Tháng 5/1979, Quốc hội thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc Trung ương. Số tỉnh thành toàn quốc tăng lên 40.
10 năm sau, tỉnh Nghĩa Bình tách thành Quảng Ngãi và Bình Định như trước đây. Bình Trị Thiên tách thành Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị và Quảng Bình. Phú Khánh tách thành Phú Yên và Khánh Hòa. Toàn quốc có 44 tỉnh, thành phố, đặc khu.
Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh tách thành Nghệ An và Hà Tĩnh. Hoàng Liên Sơn tách thành Lào Cai và Yên Bái. Hà Tuyên tách thành Hà Giang và Tuyên Quang. Gia Lai - Kon Tum tách thành Gia Lai và Kon Tum. Hà Sơn Bình tách thành Hà Tây và Hòa Bình.
Thuận Hải tách thành Ninh Thuận và Bình Thuận. Hậu Giang tách thành Cần Thơ và Sóc Trăng. Cửu Long tách thành Trà Vinh và Vĩnh Long. Hà Nam Ninh tách thành Nam Hà và Ninh Bình.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba huyện của tỉnh Đồng Nai với đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
Như vậy đến năm 1991, toàn quốc có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trình bày tại kỳ họp Quốc hội tháng 11/1996, ông Phan Ngọc Tường, Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ lúc bấy giờ, cho biết các tỉnh được chia tách "đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh". Các mặt văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng có bước tiến bộ.
Sau khi chia tách, mỗi tỉnh thể hiện được tính thuần nhất tương đối về tự nhiên, xã hội, tâm lý, truyền thống và lịch sử. Do đó, việc chia tách tạo điều kiện cho địa phương xác định phương hướng phát triển kinh tế xã hội, khai thác hiệu quả tiềm năng. Truyền thống địa phương được khôi phục và phát huy.
Chính phủ khi đó cũng đánh giá quy mô các tỉnh được chia tách "phù hợp với trình độ quản lý của cán bộ". Việc này tạo điều kiện cho lãnh đạo tỉnh sát cơ sở, chỉ đạo công việc kịp thời, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
61 tỉnh thành năm 1997
Trong hai năm 1996-1997, Chính phủ trình và Quốc hội tiếp tục chấp thuận chia tách hàng loạt tỉnh khác.
Cụ thể, ở miền Bắc, tỉnh Bắc Thái tách thành Thái Nguyên và Bắc Kạn. Vĩnh Phú tách thành Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Hà Bắc tách thành Bắc Giang và Bắc Ninh. Hải Hưng tách thành Hải Dương và Hưng Yên. Tỉnh Nam Hà sau khi tách ra từ Hà Nam Ninh, nay tiếp tục tách thành Hà Nam và Nam Định.
Ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam có diện tích nhỏ nhất cả nước, đều dưới 900 km2.
Ở miền Trung, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Ở Nam Bộ, tỉnh Minh Hải tách thành Bạc Liêu và Cà Mau. Sông Bé tách thành Bình Dương và Bình Phước.
Chính phủ thời điểm đó lý giải trong tờ trình Quốc hội rằng việc này nhằm tạo điều kiện cho địa phương phát triển và tăng cường năng lực của từng đơn vị cấp tỉnh trong thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải cách nền hành chính Nhà nước. "Với việc phân chia địa giới, chúng ta đã và sẽ đi tới ổn định dần địa giới hành chính cấp tỉnh", tờ trình của Chính phủ tháng 11/1996, nêu.
Năm 1997, toàn quốc có 61 tỉnh, thành phố, tăng thêm 23 đơn vị trong 19 năm.
Số tỉnh thành tăng lên 64
Quá trình tách tỉnh tiếp tục vào năm 2003 khi Quốc hội chấp thuận tách tỉnh Đăk Lăk thành Đăk Lăk và Đăk Nông; Hậu Giang tách thành tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ trực thuộc Trung ương; Lai Châu tách thành Lai Châu và Điện Biên. Toàn quốc lúc này có 59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đăk Lăk lúc này là ông Dương Thanh Tương, đã nói rằng tỉnh chuẩn bị quá trình này từ 5 năm trước. Người dân địa phương "cũng mong chờ đã lâu, bởi Đăk Lăk diện tích 2 triệu ha, rộng nhất nước, địa hình đồi núi, dân cư thưa thớt, rất khó quản lý".
Về bản sắc văn hóa, tỉnh Đăk Nông (sau chia tách) tập trung dân tộc M'Nông; phần còn lại của Đăk Lăk tập trung dân tộc Êđê.
Ông Lê Nam Giới, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ (2001-2003), cũng nói việc chia tách và nâng Cần Thơ lên thành phố trực thuộc trung ương "đã được chuẩn bị từ lâu". Sau khi chia tách, Cần Thơ "sẽ là trung tâm chế biến nông sản, trung tâm đào tạo nhân lực các tỉnh miền Tây, trung tâm khoa học, thương mại. Hậu Giang sẽ phát triển nhà máy chế biến thủy sản tầm cỡ".
Ông Vừ A Phía, Chủ tịch HĐND tỉnh Lai Châu giai đoạn này, khẳng định, tách Lai Châu thành Lai Châu ở phía Bắc, Điện Biên ở phía Nam "là tất yếu". Lý do là khi dự án thủy điện Sơn La được triển khai, tỉnh Lai Châu sẽ bị chia tách thành hai vùng nằm hai bờ sông Đà. Hơn nữa, tỉnh hiện tại quá rộng (thứ 2 cả nước), trong khi giao thông đi lại khó khăn.
Hà Nội mở rộng, cả nước còn 63 tỉnh thành
Tháng 5/2008, Quốc hội quyết nghị mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, gồm thành phố Hà Nội khi đó, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Tổng diện tích của thủ đô mới hơn 3.300 km2, nằm trong số 17 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.
Việc mở rộng địa giới hành chính theo Chính phủ giải thích là bảo đảm không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, đồng thời tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đa chức năng.
Với việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, số tỉnh thành trên toàn quốc giảm từ 64 xuống 63 và giữ ổn định đến nay.
Theo kết luận 126 vừa ban hành, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Hiện có 10 tỉnh chưa đạt đồng thời cả ba tiêu chí diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện. Hàng chục tỉnh thành khác chưa đạt chuẩn về hai hoặc một tiêu chí diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện.
Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh hiện nay, việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.
Vũ Tuân
Tỉnh Tây Ninh khẩn trương bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài để đảm bảo tiến độ dự án trọng điểm vùng Đông Nam Bộ.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng vừa 'tuýt còi' chủ một bến tập kết vật liệu xây dựng tại khu vực Ninh Tiếp (Đặc khu Cát Hải, TP Hải Phòng) vì có hoạt động xây dựng bến thủy nội địa trái phép trong thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính.
3 Thiếu tướng, 41 Đại tá, 6 Thượng tá, 1 Trung tá quân đội vừa được điều động, giao nhiệm vụ, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tuần qua (từ ngày 16-20.6).
Trong bối cảnh xung đột giữa Iran và Israel ngày càng leo thang, nhiều quốc gia khẩn trương di tản công dân khỏi khu vực Trung Đông, trong khi đó, cả Tehran và Tel Aviv đồng loạt phát đi cảnh báo sơ tán để bảo vệ dân thường.
Đây là năm đầu tiên đại gia đình có số lượng sĩ tử vượt vũ môn đông nhất, kể từ khi các em quy tụ về Đà Nẵng sau biến cố lớn của cuộc đời.
Một số tin tức đáng chú ý: VietinBank rao bán tòa tháp chục nghìn tỉ tại Ciputra Hà Nội; Sử dụng sai vốn huy động từ cổ đông, một doanh nghiệp địa ốc bị phạt nặng; TP.HCM thông báo 3 địa điểm tiếp công dân của Ban Tiếp công dân...
Đan Mạch bắt tay Microsoft xây dựng máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới Chính phủ Đan Mạch vừa công bố dự án QuNorth, hợp tác với Microsoft và công ty Atom Computing (California, Mỹ) để xây dựng hệ thống lượng tử cấp độ 2 đầu tiên tại Bắc Âu — tên gọi là Magne, theo thần thoại Bắc Âu. Hệ thống sẽ sở hữu khoảng 50 qubit logic (qubit là đơn vị cơ bản của tính toán lượng tử) và hơn 1.200 qubit vật lý, vượt mốc của các đối thủ hiện tại. Đây là lần...
Vương Hy Dân một năm qua sống với khoản nợ âm 6 triệu nhân tệ (tương đương 22 tỷ đồng) trong thẻ ngân hàng vì sự nhầm lần của tòa khi tuyên án với người trùng tên.
Bão số 3 rất mạnh, di chuyển nhanh phạm vi, cường độ ảnh hưởng rất rộng và nguy hiểm Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh 190km Sáng nay (21/7), bão số 3 đã vượt qua khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), đi vào phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Hồi 10h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2°N; 109,6°E, cách Quảng Ninh khoảng 190km, Hải Phòng 310km; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9 (75–88km/h), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Tây...