Những công việc vua quan nhà Nguyễn thường làm khi bắt đầu năm mới

06:20 10/02/2024
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Giống như nhiều triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, nhà Nguyễn cũng có nhiều quy chế, phép tắc riêng. Đặc biệt, khi bắt đầu một năm mới vua quan nhà Nguyễn có những công việc, nghi lễ buộc phải làm và trải dài qua nhiều đời vua khác nhau.

Theo một số tài liệu lịch sử chép lại thì dưới triều nhà Nguyễn việc nghỉ Tết được đánh dấu bằng việc phong ấn (cất ấn). Đến đầu năm mới, sau khi làm lễ khai ấn, lễ duyệt binh, các công việc mới được tiếp tục trở lại.

Ngày nay nghi lễ hạ nêu và khai ấn bắt đầu năm mới nhà Nguyễn được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái dựng hàng năm trong Đại nội Huế. (Ảnh: Lê Chung)

Năm 1802 lên ngôi thì năm 1809 vua Gia Long chọn ngày 25 tháng Chạp phong ấn, ngày mùng 7 tháng Giêng khai ấn, sai quan xuất binh. Quy tắc này được giữ đến đời vua Tự Đức thì có những thay đổi. Theo đó, năm 1874, vua cho nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 28 tháng Chạp đến ngày 8 tháng Giêng.

Trong các ngày Tết Nguyên đán, vua quan triều Nguyễn tổ chức rất nhiều hoạt động nghi lễ trong hoàng cung (mỗi đời vua đều có những nét riêng và cách thức tổ chức riêng) như lễ tế miếu, lễ khánh hạ, lễ ban yến hưởng và ban thưởng, lễ gia ân xá tội cho các tội phạm... Ngày mùng 3 Tết, các vua sai làm lễ hóa vàng cầu âm phúc.

Ngày mùng 7 tháng Giêng, triều đình làm lễ khai hạ (hạ nêu) và khai ấn. Các quan giữ ấn tín làm lễ, rồi thực hiện nghi thức mở niêm phong, mở hòm ấn tượng trưng năm làm việc mới. Trong ngày này, các vua triều Nguyễn tổ chức lễ duyệt binh. Sau nghi lễ này, mọi người đến công đường hay doanh trại, khởi đầu công việc của một năm mới.

Duyệt binh cũng là việc được các vua nhà Nguyễn thường làm ngay sau khi bắt đầu năm mới. (Ảnh Tư liệu)

Sách Đại Nam thực lục chính biên ghi, năm Gia Long năm thứ 2 (1803), ngày mùng 1 tháng Giêng, vua thân đến Thái miếu làm lễ. Lễ xong, ngự ở điện, nhận lễ chầu mừng. Ngày Kỷ Tỵ mở ấn sai thủy quân thao diễn phép chèo thuyền. Phép diễn, đặt đồ bơi chèo ở trên cạn, chọn người chèo giỏi vài trăm người khiến diễn tập y như dáng đi thuyền. Buổi quốc sơ trong việc dụng binh thủy chiến rất giỏi, cho nên đầu mùa xuân thường sai diễn tập. Vua ngự xem, thưởng tiền cho các quân, mỗi thuyền đều 80 quan.

Năm Gia Long năm thứ 7 (1808), vào dịp lễ tế chạp, Lễ bộ tâu: "Trước nay đầu năm khai ấn duyệt binh, cuối năm yết lăng, tế chạp và khóa ấn, đều để tới kỳ mới chọn ngày lành. Nay xin lấy ngày nhất định".

Vua nghe lời tâu, chuẩn định mỗi năm cứ ngày mùng 7 tháng Giêng thì khai ấn, sai quan xuất binh, ngày 13 tháng Chạp yết lăng, 14 tế Chạp, 25 khóa ấn, lấy sang năm là năm Kỷ Tỵ (1809) bắt đầu.

Đến thời vua Minh Mệnh (Minh Mạng) lễ duyệt binh đầu năm mới được duy trì đều đặn và được ghi lại tương đối cụ thể trong sách Đại Nam thực lục chính biên: "Đầu năm mới, năm Minh Mệnh thứ nhất (1820), sáng sớm ngày ấy biền binh các dinh thuộc quân Thị trung, Thị nội, Thần sách đều họp cả ở trước điện Càn Nguyên. Sai Thị thư viện 5 người và sáu bộ mỗi bộ 3 người, hiệp với bộ Binh xét điểm. Vua mặc nhung phục ngự ở điện Càn Nguyên xem duyệt. Lễ duyệt binh bắt đầu từ đấy.

Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), vua cho gọi hơn 3.300 biền binh ở các hạt Bắc Thành, Thanh, Nghệ và Thanh Bình về Kinh. Ngày Kỷ Mùi, khai ấn.

Năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), mùa xuân, tháng Giêng, ngày giáp Thân duyệt binh. Vua ngự điện Càn Nguyên để xem và dụ rằng: “Luyện sỹ trị binh là lệ thường của nhà nước, mà thể lòng trời để ra ân là để khích lệ lòng quân. Vậy thưởng tiền cho Cai tòng quân trở xuống theo thứ bậc. Từ nay lấy đó làm lệ”.

Đến giữa thời vua Tự Đức trở về sau, các nghi lễ khởi đầu công việc của một năm mới thường xuyên bị gián đoạn hoặc bị đình lại bởi nhiều lý do khác nhau (nguyên nhân chủ yếu là triều Nguyễn ngày một suy yếu trước sự xâm lấn của người Pháp).

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế thì ngoài những công việc bắt buộc phải làm như khai hạ, khai ấn và duyệt binh thì khi đầu năm mới nhà Nguyễn cũng có nhiều lễ tế quan trọng. Trong đó, lễ tế đàn Nam Giao được đánh giá là quan trọng nhất.

Tế Nam giao dưới thời Nguyễn là hình thức hợp tế (tế tự chung cả trời đất và các vị thần linh) được tổ chức vào tháng 2 Âm lịch. Từ năm 1839 -1 848 lại tế vào tháng tháng 3 Âm lịch. Từ thời vùa Thành Thái trở về sau do được đánh giá là quá tốn kém nên lễ tế Nam Giao được tổ chức 3 năm một lần.

Sau lễ tế đàn Nam Giao là lễ tế Xã Tắc. Đây là một trong những tế lễ lớn và có tầm quan trọng trong hoạt động của nền quân chủ phong kiến. Lễ tế Xã Tắc được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Có khi, nhà vua đích thân làm chủ tế, cũng có lần cử quan khâm mạng đại thần thay thế.

Lễ Tịch Điền là lễ cày ruộng đầu năm mới của nhà vua, được tổ chức tại ruộng ở kinh đô Phú Xuân xưa. Lễ cày ruộng được tổ chức cũng vào dịp Tết Nguyên Đán. Nhà vua cùng các quan đến khu ruộng Tịch Điền.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Mưa lũ tiếp tục gây ngập úng, thiệt hại tại Lai Châu và Sơn La

Mưa lũ tiếp tục gây ngập úng, thiệt hại tại Lai Châu và Sơn La

12:50 07/08/2023

Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các tuyến phố tại thành phố Lào Cai bị ngập cục bộ, thậm chí một số tuyến phố ngập sâu.

Khởi tố vụ án, bắt giữ 10 kẻ trong đường dây mua bán người

Khởi tố vụ án, bắt giữ 10 kẻ trong đường dây mua bán người

17:30 04/07/2023

Ngày 4/7, Thượng tá Phạm Thành Trung - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Mỹ Quý Tây (đóng trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án mua bán người và bắt giữ 10 người trong đường dây mua bán người. Trước đó, ngày 26/6, trong quá trình làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ biên giới tại khu vực xã Mỹ Quý Tây (cách đường biên giới khoảng 400 m), tổ công tác thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây phát hiện, bắt...

Tiếp tục sạt lở nghiêm trọng trên quốc lộ tại Thanh Hóa

Tiếp tục sạt lở nghiêm trọng trên quốc lộ tại Thanh Hóa

12:00 26/08/2024

Thanh Hóa - Do mưa lớn khiến tuyến Quốc lộ 15C (lên huyện Mường Lát) tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng.

Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ

10:10 13/04/2024

Trong Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', đoàn quân xe đạp thồ đã tiến hành một chiến dịch hậu cần phi thường cho tiền tuyến. Cho đến sau này, những chiếc xe đạp thồ đó đã được nhiều chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới và cả tướng lĩnh của đội quân viễn chinh Pháp khâm phục.

Công an Hà Nội xử lý hàng loạt quái xế đánh võng xung quanh hồ Hoàn Kiếm

Công an Hà Nội xử lý hàng loạt quái xế đánh võng xung quanh hồ Hoàn Kiếm

12:30 04/09/2023

Theo đó, bắt đầu từ khoảng 21h ngày 1 và rạng sáng 2/9, các tổ công tác liên ngành gồm CSGT và Cảnh sát hình sự mặc thường phục tuần tra, kiểm soát tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và các tuyến phố phụ cận, nhằm phòng, chống đua xe trái phép, xử lý thanh thiếu niên điều khiển xe với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng.

'Chỉ bàn làm, không bàn lùi' - bài 2: Mở thông cao tốc Bắc - Nam

'Chỉ bàn làm, không bàn lùi' - bài 2: Mở thông cao tốc Bắc - Nam

07:00 20/06/2024

TP - Hơn 3 năm trước, ngay cả những người lạc quan nhất cũng phải băn khoăn, lo lắng với mục tiêu, đến năm 2025 cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra. Với những tác động “chưa từng có tiền lệ” từ đại dịch COVID-19, cộng với tình trạng “sợ sai, sợ trách nhiệm”, tâm lý “thủ thế an toàn” diễn ra ở một bộ phận cán bộ, khiến cho quá trình hiện thực 3.000 km đường cao tốc đã khó lại càng trở nên khó khăn hơn...

Bắt đối tượng bị truy nã đang trốn tại Quảng Nam

Bắt đối tượng bị truy nã đang trốn tại Quảng Nam

20:00 21/03/2023

Tối ngày 21.3.2023, tin từ công an thị xã Điện Bàn, Quảng Nam , một đối tượng truy nã đang trốn vừa bị bắt giữ tại địa bàn.

Xuân Quê hương 2024: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn kiều bào thực hiện nghi thức thả cá chép tại Bến Nhà Rồng

Xuân Quê hương 2024: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn kiều bào thực hiện nghi thức thả cá chép tại Bến Nhà Rồng

12:20 02/02/2024

Sáng 2/2 (23 tháng Chạp), trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng đoàn kiều bào đã thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo tại Bến Nhà Rồng (Quận 4, TP. Hồ Chí Minh).

Khởi tố 22 người thuộc nhiều công ty ở TP.HCM cho vay lãi nặng

Khởi tố 22 người thuộc nhiều công ty ở TP.HCM cho vay lãi nặng

21:30 19/04/2023

Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM, đã khởi tố 22 người về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Trong số các bị can trên có giám đốc, trưởng phòng, trưởng nhóm và nhân viên trực tiếp hoạt động cho vay thuộc các công ty có trụ sở tại tòa nhà Thủy Lợi 4 (đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh). Theo điều tra, ngày 3/3 Công an quận Bình Thạnh phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.HCM kiểm tra hành chính các Công ty...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới