Những câu chuyện cảm động về nghị lực của các cô giáo xứ Nghệ

07:20 21/11/2023

Vượt lên khó khăn, trở ngại về hoàn cảnh, những nữ nhà giáo ở Nghệ An vẫn yêu nghề, hết lòng chăm lo sự nghiệp trồng người. Đây là những gương mặt xuất sắc được tuyên dương tại hội nghị biểu dương “Nữ giáo viên tiêu biểu vượt khó” năm 2023.

Làm nghề giáo phải có duyên, sự đam mê

Cô Trần Thị Tuyết sinh năm 1983 quê ở huyện Anh Sơn (Nghệ An). Năm 2004, sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học Vinh, cô tự nguyện lên công tác ở huyện vùng cao Con Cuông theo diện tăng cường.

19 năm gắn bó với trường, liên tục nhiều năm, cô Tuyết luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện.

Trường THCS Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An. Ảnh: Quỳnh Trang

Ngày ấy, đường lên Con Cuông còn gian nan, vợ chồng cô có 2 con. Cô ở ký túc xá của trường cùng cháu thứ 2, cháu đầu thì ở với ông bà ngoại ở Anh Sơn, chồng làm bộ đội biên phòng ở Cửa Lò.

Cách đây hơn 6 tháng, chồng cô mới được chuyển về công tác tại Đồn biên phòng Môn Sơn, huyện Con Cuông. Làm việc gần nhau, nhưng do điều kiện công tác nên 2 vợ chồng vẫn mỗi người ở một nơi.

Cô Trần Thị Tuyết, giáo viên trường THCS Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An có 19 năm gắn bó với ngôi trường vùng cao. Ảnh: Quỳnh Trang

Môn Sơn có 100% học sinh là người dân tộc thiểu số. Các em học sinh ở đây chủ yếu là người Dân tộc Thái và Đan Lai, hoàn cảnh gia đình và địa bàn đi lại còn rất nhiều khó khăn.

Ngoài việc dạy ở trường, việc đến từng nhà, từng bản để vận động học sinh đến trường là chuyện thường ngày của các thầy cô.

“Mỗi lần nghe một thông tin có học sinh rục rịch nghỉ học thì điều đầu tiên, tôi và các đồng nghiệp lại lo lắng, khuyên nhủ, động viên các em đến trường và không bỏ học”, cô Tuyết cho hay.

Để vận động các em đến trường, không chỉ đến từng nhà tuyên truyền các em đến trường; chăm lo về các điều kiện ăn ở và học tập cho các em khi ở trường; kèm cặp các em học thêm,… mà cô Tuyết còn giúp đỡ, kịp thời kêu gọi, vận động quyên góp hỗ trợ các em gặp khó khăn.

Cô Tuyết chia sẻ: “Làm nghề giáo phải có cái duyên, cần sự đam mê, tự học hỏi của mỗi người. Điều này tôi lấy làm phương châm cho công việc giảng dạy của mình”.

Vượt qua nghịch cảnh

Vượt qua nghịch cảnh, cô Mai Thị Thanh Nga - giáo viên Ngữ Văn trường THCS Đô Thành, huyện Yên Thành, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sớm mồ côi cha, không may mắn trong hôn nhân, nhưng bù lại, cô có một đứa con trai ngoan ngoãn, hết mực yêu thương mẹ.

Cô Mai Thị Thanh Nga, giáo viên Ngữ văn trường THCS Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Ảnh: Quỳnh Trang

“Tôi một mình nuôi con khi gần như tay trắng, không nhà riêng phải thuê ở trọ, mỗi lần mưa to hoặc có bão là mẹ con tôi lại phải khăn gói sang nhà hàng xóm để ở nhờ. Rồi tai nạn giao thông phải nằm tại chỗ một tháng trời, con trai 10 tuổi phải thay mẹ quán xuyến mọi việc trong gia đình... Nhiều lần tôi đã khóc...” - cô Thanh Nga chia sẻ.

Tìm được niềm vui trong công việc, bên đồng nghiệp, bên những cô bé, cậu bé học trò, cô giáo Thanh Nga cũng đang tìm lại nghị lực cho chính bản thân mình.

Cô vinh dự được nhận được rất nhiều danh hiệu thi đua, khen thưởng các cấp, đặc biệt là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng giáo viên có thành tích trong công tác từ 2017 - 2022.

Cô giáo "xả vai" bác sĩ, nhập vai giảng viên

Một ngày của bác sĩ, giảng viên Trần Thị Quỳnh Liên - trường Đại học Y khoa Vinh thường bắt đầu từ hơn 5h sáng.

Chồng cô Liên mất đầu năm 2021 sau 1 năm bị bệnh, khi bé lớn bắt đầu vào cấp 2, bé nhỏ vào cấp 1, gia đình nội ngoại ở xa nên rất khó khăn.

Bác sĩ Trần Thị Quỳnh Liên bình quân mỗi tháng thăm khám cho khoảng gần 1.000 lượt bệnh nhân. Ảnh: Quỳnh Trang

Với nhiệm vụ là bác sĩ, phụ trách Khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Trường ĐH Y khoa Vinh, bình quân mỗi tháng cô Liên phải thăm khám cho khoảng gần 1.000 lượt bệnh nhân.

Cô Trần Thị Quỳnh Liên chia sẻ: “Để làm tròn vai giảng viên, trước mỗi buổi dạy, tôi đến lớp rất sớm chuẩn bị. Đó là cách để tôi "xả vai" bác sĩ và nhập tâm vào vai trò giảng viên. Thật may mắn khi tôi làm đúng nghề yêu thích, đó là điều hạnh phúc nhất đối với tôi".

Làm nghề giáo là điều may mắn và hạnh phúc nhất đối với cô Trần Thị Quỳnh Liên. Ảnh: Quỳnh Trang

Là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ Nghệ An, gần 15 năm nay, năm nào cô Liên cũng tham gia rất nhiều đợt khám sức khỏe tình nguyện cho bà con vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, thương bệnh binh, người có công với cách mạng ở nhiều địa phương khác nhau.

Trong giai đoạn 2018 -2023, bác sĩ, giảng viên Trần Thị Quỳnh Liên vinh dự 2 lần được UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen.

Có thể bạn quan tâm
Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale