Trong một bài phát biểu bất ngờ trước quốc dân đúng vào ngày cuối cùng của năm 1999, Tổng thống Boris Yeltsin tuyên bố từ chức và chỉ định ông Vladimir Putin, thủ tướng mà ông bổ nhiệm bốn tháng trước đó, làm quyền tổng thống.
Đó là mở đầu cho hơn hai thập kỷ lèo lái nước Nga của ông Putin, một người gốc Leningrad (nay là St. Petersburg) và được sinh ra trong một gia đình có điều kiện khiêm tốn.
Mẹ ông là công nhân nhà máy, còn cha ông là lính nghĩa vụ trong Hải quân Liên Xô vào đầu những năm 1930. Theo tiểu sử chính thức, Putin tốt nghiệp ngành luật tại Đại học bang Saint Petersburg năm 1975 và gia nhập KGB - cơ quan tình báo hàng đầu của Liên Xô (cũ).
Sau khi rời KGB và dấn thân vào chính trường, con đường quan lộ của cựu trung tá KGB mới thực sự rộng mở.
Năm 1999, khi được tổng thống Nga lúc đó là ông Boris Yeltsin bổ nhiệm làm thủ tướng, Putin vẫn là cái tên xa lạ với toàn nước Nga rộng lớn.
Nhưng chỉ trong vòng một năm, sau khi ông Yeltsin từ chức và đưa ông Putin lên ghế tổng thống, nước Nga đã chứng kiến một phong cách lãnh đạo quyết đoán và thực dụng. Đó là cách mà ông Putin khôi phục sự ổn định ở Nga sau nhiều năm hỗn loạn.
Cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3-2000 trao cho ông Putin 4 năm tổng thống đầu tiên sau khi ông giành được hơn 52% số phiếu ủng hộ.
Nhiệm kỳ đó đã mở ra giai đoạn tăng trưởng liên tục 8 năm cho nền kinh tế Nga. Sự tăng trưởng này là kết quả của việc giá dầu và khí đốt tăng gấp 5 lần, sự phục hồi sau thời kỳ suy thoái và khủng hoảng tài chính ở Nga cùng sự gia tăng đầu tư nước ngoài và các chính sách kinh tế, tài chính thận trọng.
Tuy nhiên, cũng trong 4 năm này, ông Putin đã đối mặt với hai cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến uy tín. Đó là vụ chìm tàu ngầm Kursk vào tháng 8-2000 và vụ khủng bố của lực lượng ly khai Chechnya ở ngay thủ đô Matxcơva tháng 10-2002.
Cũng trong giai đoạn này, hình ảnh ông Putin ngồi trong buồng lái chiến đấu cơ của không quân Nga, bay qua vùng chiến sự ở Chechnya đã để lại ấn tượng với người dân về một nhà lãnh đạo hành động.
Tháng 3-2004, ông Putin được bầu làm tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai.
Cuộc chiến ở Chechnya được ông dồn sự tập trung và kết thúc vào năm 2009. Việc khép lại chiến tranh Chechnya lần thứ hai đem lại uy tín không nhỏ cho ông Putin, mặc dù đôi khi vẫn có những ý kiến và tranh cãi về mức độ thành công.
Trong cuộc bầu cử năm 2007, Đảng Nước Nga thống nhất của ông Putin đã giành được 64,24% số phiếu ủng hộ.
Mặc dù vậy, do những giới hạn của Hiến pháp Nga, Phó thủ tướng thứ nhất Dmitry Medvedev được bầu làm người kế nhiệm ông Putin.
Cuộc chuyển giao quyền lực cũng đánh dấu việc ông Putin trở lại ghế thủ tướng sau 8 năm, song vẫn tiếp tục duy trì ưu thế và ảnh hưởng của mình trong chính trường.
Vào tháng 9-2011, Tổng thống Medvedev tuyên bố rằng ông sẽ đề nghị Đảng Nước Nga thống nhất đề cử ông Putin làm ứng viên tổng thống.
Và ông Putin lại giành chiến thắng một lần nữa, đưa ông trở lại Điện Kremlin trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012.
Nhiệm kỳ thứ ba của ông chứng kiến một loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Đây cũng là năm những cuộc giao tranh giữa lực lượng Ukraine và lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine được Nga hậu thuẫn bắt đầu.
Cuộc tranh cử tổng thống lần thứ tư của ông Putin bắt đầu vào năm 2018, với việc ông giành được hơn 76% số phiếu bầu. Năm 2020, ông đã đề xuất những sửa đổi hiến pháp lớn có thể mở rộng quyền lực chính trị của mình.
Rồi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ vào tháng 2-2022, thu hút mọi sự chú ý về phía ông Putin và nước Nga. Cho đến nay, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc và vẫn chưa ai rõ nó sẽ kết thúc như thế nào.
Trong bối cảnh đó, cuộc bầu cử tổng thống lần thứ tám của nước Nga đã diễn ra, từ ngày 15 đến 17-3 vừa qua.
Với hơn hơn 87% số phiếu ủng hộ trong tổng số khoảng 82% số phiếu đã kiểm, ông Putin một lần nữa ở lại Điện Kremlin trong bối cảnh nước Nga đang đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt và nỗ lực cô lập của phương Tây.
Với truyền thông Nga, kết quả này cho thấy sự ủng hộ lớn của người dân với Tổng thống Putin và họ đặt niềm tin vào ông, bất chấp những khó khăn mà nước này đang đối mặt.
Với ông Putin, kết quả này sẽ trao cho ông thêm 6 năm nữa lãnh đạo nước Nga rộng lớn.
Giải mật hồ sơ về cựu điệp viên KGB
Tháng 10-2019, Trung tâm lưu trữ hồ sơ chính trị và lịch sử St. Petersburg của Nga đã giải mật hồ sơ chưa từng công bố về cựu điệp viên KGB Vladimir Putin, người hiện tại là tổng thống Nga.
Ông Putin làm việc cho KGB từ giữa thập niên 1970 và được chuyển tới làm việc tại thành phố Dresden (thời điểm đó thuộc Cộng hòa dân chủ Đức, nay thuộc miền đông nước Đức thống nhất) từ năm 1985 - 1990 với hàm trung tá.
Hồ sơ cho biết điệp viên trẻ tuổi này đã nhận được "những lời khen ngợi từ cấp cao của ông" nhờ vào "những kết quả đạt được và công việc được tổ chức tốt của ông".
Ông Putin thôi hoạt động tại KGB khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Sau đó KGB chia ra thành hai cơ quan là Tổng cục An ninh liên bang Nga (FSB) và Cơ quan Tình báo đối ngoại (SVR).
Hồ sơ cũng nói về những thành tích thể thao của ông Putin. Là một bậc thầy trong môn võ judo và sambo, ông Putin từng đoạt giải vô địch Leningrad (hiện là thành phố St. Petersburg) năm 1976.
Ông chủ Điện Kremlin đã đạt đai đen 8 đẳng trong môn võ judo, đai 8 đẳng trong môn karate Kyokushin và đai 9 đẳng trong môn võ taekwondo, theo Hãng tin Sputnik. Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, năm 2022, Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF) tước đai đen 9 đẳng của ông Putin.
Sau đây là một số hình ảnh về Tổng thống Putin ở nhiều thời điểm khác nhau, từ khoảnh khắc bên gia đình, niềm đam mê thể thao, cho tới những giây phút chiến thắng và nghiêm túc trên chính trường:
Ngày 4/5, tại cuộc họp báo Chính phủ, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Ông Mai Tiến Dũng bị điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, liên quan đến vụ án tại Dự án Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng. Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận, Chủ...
Xe máy chở 3 người chạy với tốc độ cao đã va chạm trực diện với xe máy điện ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, khiến 4 người bị thương và 1 người tử vong trên đường tới bệnh viện.
HĐND TP.HCM khóa X đã bỏ phiếu bầu bà Phạm Khánh Phong Lan - giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP - làm ủy viên UBND TP.HCM. Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu thôi làm đại biểu HĐND TP.HCM.
Thông báo ban đầu cho biết cả 3 người có mặt trên trực thăng đều bị thương và đã được đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên, thông báo sau đó xác nhận một kỹ thuật viên đã thiệt mạng.
Học sinh trúng tuyển lớp 10 xác nhận nhập học từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7. Nếu không đủ điểm trúng tuyển lớp 10 trường công lập, hoặc không có nguyện vọng vào trường công, học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các trường tư thục có sử dụng điểm thi lớp 10.
Tối 7/6, TP Đà Nẵng tổ chức lễ khai trường phố đi bộ Bạch Đằng, đoạn từ cầu Rồng đến cầu Trần Thị Lý với chiều dài 1,2 km nối với cầu Nguyễn Văn Trỗi. Ông Lê Tự Gia Thạnh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu cho biết, tuyến phố đi bộ nói trên sẽ hoạt động từ 15 - 24h hàng ngày. Người dân và du khách khi đến với phố đi bộ không những được thảnh thơi tản bộ trên một cung đường sạch đẹp, chiêm ngưỡng những cây cầu độc đáo mà còn hứa hẹn mang đến những trải...
Biểu tình lớn ở London ủng hộ Palestine với hàng chục ngàn người; Giẫm đạp làm hàng chục người thương vong tại đại học ở Ấn Độ.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 2/5 cho biết cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ gặp nhau tại Seoul trong tuần này để chuẩn bị cho chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nhật Bản.
Cà Mau - Chỉ 3 ngày mưa cùng thời điểm với triều cường, khắp nơi tại tỉnh Cà Mau đều ngập. Người dân Cà Mau mong ngành chức năng sớm...