Chuyến thăm từ ngày 12 đến 13-12 của ông Tập Cận Bình đánh dấu lần thứ tư ông sang thăm Việt Nam trên cương vị lãnh đạo Trung Quốc.
Theo thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, nhận lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam trong ngày 12 và 13-12.
Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ ba của ông Tập Cận Bình trên cương vị người đứng đầu Trung Quốc, là chuyến thứ tư nếu tính từ khi ông làm phó chủ tịch nước Trung Quốc.
Tháng 12-2011, nhận lời mời của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, ông Tập Cận Bình, khi đó đang là phó chủ tịch nước, đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chuyến đi diễn ra chỉ hai tháng sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc.
Trong ba ngày ở Việt Nam, Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình đã đến chào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Ông cũng có cuộc hội kiến với Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và hội đàm với Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan. Bộ Ngoại giao Việt Nam khi đó cho biết chuyến thăm của Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố và thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ký kết tám văn kiện hợp tác quan trọng trước sự chứng kiến của Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hai lần trở lại Việt Nam trên cương vị người đứng đầu Trung Quốc
Tại Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11-2012), ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng bí thư và đến tháng 3-2013, ông được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) khóa XII bầu làm Chủ tịch nước.
Tháng 11-2015, nhận lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị mới.
Chuyến thăm cũng diễn ra trong hai ngày, chứng kiến các cuộc hội đàm, hội kiến của ông Tập Cận Bình với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Trong thời gian ở Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Ông cũng vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, dự và phát biểu tại Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung lần thứ 16.
Chuyến thăm kết thúc với Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc gồm 11 điểm và chín văn kiện được ký kết nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, các bộ, ngành và địa phương hai nước.
Tròn hai năm sau, vào tháng 11-2017, ông Tập Cận Bình đã trở lại Việt Nam trong chuyến thăm cấp nhà nước, kết hợp dự Hội nghị các lãnh đạo kinh tế APEC. Chuyến đi kéo dài từ ngày 10 đến 13-11-2017, là chuyến đi Việt Nam dài ngày nhất của ông Tập Cận Bình trên cương vị lãnh đạo Trung Quốc.
Trong chuyến thăm, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai nhà lãnh đạo cũng cùng ăn sáng, đi dạo và thưởng trà tại Hà Nội.
Ông Tập Cận Bình cũng hội kiến với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và cùng bà Ngân dự lễ khánh thành Cung Hữu nghị Việt - Trung, lễ khai trương Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam.
Nhân dịp này, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến lễ ký kết 12 văn kiện và trao bảy văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc sau chuyến thăm khẳng định chuyến đi của ông Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp, "mang ý nghĩa dấu mốc quan trọng", góp phần quan trọng trong việc củng cố tình hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto khẳng định việc cung cấp vũ khí cho Ukraine chính là nguyên nhân khiến chiến tranh kéo dài.
Tỉnh Kiên Giang điều tra, xử lý 100% vụ việc tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý và xử phạt 100% các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
TPHCM – Ông Nguyễn Mạnh Cường – Chánh Văn phòng Thành ủy TPHCM được điều động giữ chức Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM và ông Phạm Hồng Sơn...
Sáng 29-6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, trong đó đưa ra quy định mới về rút bảo hiểm xã hội một lần.
Iran cảnh báo Jordan can thiệp khi ngày 14-4 đã bắn hạ hàng chục drone và tên lửa của Iran nhắm đến Israel. Trong khi đó, Jordan là một quốc gia Ả Rập và từng có chiến tranh với Israel
Tại Đối thoại an ninh và quốc phòng lần 3, EU-Na Uy bày tỏ mong muốn tăng mức độ tham gia của Na Uy trong các nhiệm vụ của EU, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục duy trì quan hệ đối tác chặt chẽ phù hợp.
Tại Trường Y của Đại học Harvard, một đường dây trộm và bán bộ phận cơ thể người vừa bị phanh phui với 4 người bị buộc tội tính tới nay.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh nhu cầu về đạn dược trên chiến trường nước này đang hiện hữu rõ ràng và hối thúc EU đẩy nhanh công tác chuyển giao đạn pháo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên chỉ đạo công ty lâm nghiệp, địa phương cần kiên quyết xử lý các trường hợp phá rừng, lấn chiếm...