Thời gian vừa qua, nhiều tuyến đê ở Hà Nội phải “oằn mình” chống đỡ những tác động của con người.
Đê nhỏ, xe to chạy rầm rầm
Như Báo Lao Động đã thông tin trước đó, nhiều đoạn đê ở Hà Nội đã lún, nứt sâu, tiềm ẩn nguy hiểm.
Có mặt tại các tuyến đê Hữu Hồng, Ngọc Tảo thuộc địa phận các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, phóng viên ghi nhận mặc dù trên đê cắm nhiều biển cấm xe trọng tải xe trên 12 tấn, 10 tấn. Thế nhưng, nhiều xe tải cỡ lớn vẫn chạy rầm rầm, chiếm hết phần mặt đê. Nhiều đoạn phóng viên dừng xe máy lại và ép sát lòng đường mà vẫn phải nín thở khi xe đi qua người.
Tham gia giao thông trên các tuyến đê chừng 2, 3 tiếng đồng hồ, nhưng khi về đến nhà quần áo chúng tôi bạc trắng vì bụi đường.
Chị Trương Thị Hà (nhà ở Đan Phượng) cho biết, chị làm việc ở Bắc Từ Liêm nên ngày nào cũng đi qua tuyến đê Hữu Hồng (qua các xã Liên Trung, Liên Hà) rồi qua Chèm, vào nội thành. Đường đê mặc dù không quá đông đúc nhưng xe tải to, xe "hổ vồ" chạy ngày đêm khiến chị rất lo sợ.
Chị Hà bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng sớm xử lý các xe quá khổ, quá tải không còn quần thảo tuyến đường đê. Có như vậy, người dân mới an tâm tham gia giao thông trên các tuyến đường đê, cũng như đảm bảo sự an toàn của đê điều.
Vô tư họp chợ, phơi nông sản trên đê
Không chỉ có hiện tượng xe quá khổ, quá tải, xung quanh tuyến đê Hữu Hồng, nhiều công trình xây dựng mọc ven đê. Quanh các nhà xưởng này, người dân vô tư phơi lâm sản.
Khảo sát tại xã Liên Hà, Liên Trung (huyện Đan Phượng), phóng viên ghi nhận nhiều nhà xưởng sát chân đê phơi la liệt lâm sản, để vật liệu xây dựng, phế thải... Thậm chí trên mặt đê, người dân vô tư dựng xe cải tiến bày bán tre nứa, gỗ… giữa đường.
Dù có biển cấm họp chợ, bởi đây là đê cấp I bảo vệ vùng Thủ đô nhưng bên ngoài chợ Dày (thuộc xã Liên Trung), ngay trên mặt đê, người dân ngang nhiên buôn bán, kinh doanh.
Theo phản ánh của các tiểu thương, chợ Dày họp đông nhất vào ngày chợ phiên mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng. Thế nhưng các ngày còn lại, tiểu thương không họp trong chợ mà bày bán ngay trên mặt đường các mặt hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm, bất chấp hiểm nguy tai nạn giao thông cho người đi đường.
Không chỉ quanh chợ Dày, tại khu vực xã Trung Châu (huyện Đan Phượng), một khu chợ tạm cũng được “mọc lên”. Người dân bày bán la liệt đủ các mặt hàng từ quần, áo, dày dép, lương thực thực phẩm. Quanh khu vực này nhiều xe tải thường xuyên qua lại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Theo khảo sát của phóng viên, ven các tuyến đê Hữu Hồng, nhiều công trình được xây dựng quanh các chân đê. Đặc biệt, tại khu vực đường Hồng Hà, cụm 8, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng (đoạn giáp ngã tư xã Tiên Tân) có cửa hàng bán lẻ xăng dầu Tiên Tân nằm trên hẳn mặt đê. Theo biển quảng cáo, cửa hàng xăng dầu này ghi Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Giang, thương nhân phân phối là Công ty cổ phần nông sản Agrexim.
Các hành vi trên đã và đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, đặc biệt là xâm hại nghiêm trọng sự an toàn đê điều.
Luật sư Nguyễn Tình, Phó Trưởng văn phòng luật sư Tinh hoa Việt cho biết, trong điều kiện khí hậu biến đổi như hiện nay, vấn đề bảo vệ đê điều đặt ra bức thiết hơn lúc nào hết. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 03/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.
Đáng chú ý một số lỗi vi phạm trên các tuyên đê điều sẽ bị phạt nặng, như vi phạm quy định về sử dụng xe đi trên đê (sử dụng xe quá khổ quả tải, không giấy phép...). Hành vi này có thể bị phạt đến 50 triệu đồng tước giấy phép lái xe đến 3 tháng.
Hành vi vi phạm phá hoại đê điều có thể bị phạt đến 50 triệu theo Điều 27 NĐ 03/2022/NĐ-CP.
Với hành vi Xây dựng nhà ở, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều bị phạt đến 100 triệu đồng, buộc khôi phục tình trạng ban đầu theo Điều 32 Nghị định 03/2022/NĐ-CP.
Ăn trầu là tập tục có từ lâu đời ở một số quốc gia Ðông Nam Á. Riêng ở Việt Nam, tục lệ này đã có từ hàng ngàn năm qua và là một nét bản sắc văn hóa truyền thống. Xưa, mọi đám cưới hỏi, ma chay, lễ tiệc đều có trầu. Ngày nay, trầu cau chủ yếu là món lễ vật để dâng cúng hoặc dùng trong đám hỏi. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, vẫn có người ăn trầu. Tuy nhiên, một số người ăn trầu bị say với cảm giác chuếnh choáng, chóng mặt, mặt đỏ bừng, người bủn...
Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10 , chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với những người đàn ông lao động tự do tại TP Cần Thơ ,...
Ông T.V.Q (nam, 45 tuổi) ở Bắc Ninh nhập viện trong tình trạng đau bụng, được phẫu thuật cấp cứu và các bác sỹ phát hiện nguyên nhân gây thủng ruột là que tăm.
Nguyễn Văn Hải đánh anh Mạnh sau va chạm giao thông, bị viết đơn trình báo công an nên bắn súng hơi vào nhà anh Mạnh 'cho sợ, phải rút đơn'.
Cao tốc TPHCM - Trung Lương hiện quá tải, được cho là một trong những lý do khiến tai nạn liên tục xảy ra trên tuyến đường này nhưng đến...
Khó chồng khó Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP Invest, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu Việt Nam - đưa ra một thực trạng là nhà thầu xây dựng có nguy cơ biến mất. “Chưa có năm nào nhà thầu xây dựng lại phải trải qua tình trạng khốc liệt như năm nay. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, quý I/2023, ngành xây dựng tăng trưởng âm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, còn theo Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, quý I/2023 chỉ thực hiện được 8% kế hoạch cả năm. Đây là tình...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương . Đây là 1 trong 5 đô thị...
Đây là 1 trong 4 vấn đề cần tháo gỡ khi thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nội dung cải cách tiền lương , đã được Bộ trưởng Bộ...
Ông Lê Phước Thọ (sinh năm 1927) - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương - đã từ...