Sau khi nhận được phản ánh bảo mấu ở Mái ấm Hoa Hồng bạo hành nhiều trẻ em từ sơ sinh đến vài tháng tuổi, Công an quận 12 đã vào cuộc điều tra.
Sáng 4/9, nhiều cảnh sát đến Mái ấm Hoa Hồng trên đường Tô Ký, quận 12, để kiểm tra; làm việc với chủ cơ sở và các bảo mẫu.
Cơ sở này là tòa nhà 4 tầng, mặt tiền rộng khoảng 10 m, đang nuôi dưỡng 86 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi.
Trước đó, trên các trang mạng và báo chí phản ánh bảo mẫu tại đây chăm sóc nhiều trẻ sơ sinh đến vài tháng tuổi. Tuy nhiên, hàng đêm, các bé bị người đàn bà 47 tuổi đánh, xách tay chân, ném, bóp đầu, bóp miệng, tát, đấm liên tiếp; có bé bị đánh chảy máu miệng... Sau khi tiếp nhận, Công an quận 12 phối hợp UBND mở cuộc điều tra về hoạt động của mái ấm này.
Người dân tại khu vực cho biết, cơ sở này từng là khách sạn, hơn một năm nay được đổi thành Mái ấm Hoa Hồng - nơi được truyền thông là "cưu mang các thai phụ, người già có hoàn cảnh khó khăn; sinh viên học sinh mang thai ngoài ý muốn...". Trên Facebook, Youtube có nhiều video giới thiệu về cơ sở này và kêu gọi từ thiện.
Bước đầu, nhà chức trách xác định có việc trẻ bị bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng; hành vi này xảy ra nhiều lần, do chính nhân viên tại đây thực hiện.
Qua kiểm tra, Mái ấm Hoa Hồng đang nuôi dưỡng 86 trẻ em, gồm 15 bé dưới một tuổi; 37 bé 1-3 tuổi; 31 bé học mầm non bên ngoài; 3 bé đang nằm bệnh viện. UBND quận 12 đề xuất đưa toàn bộ số trẻ em này về cơ sở bảo trợ xã hội công lập để xác minh, tìm gia đình, người thân.
Theo VnExpress
Khẳng định vai trò của tuổi trẻ là vô cùng lớn lao trong sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, tương lai của Bình Dương ra sao phụ thuộc vào thế hệ trẻ. Ông mong muốn tuổi trẻ tỉnh nhà ý thức được trách nhiệm, cống hiến trên tinh thần “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Trong hồ sơ gửi về Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ, ngoài thông tin cá nhân, gia đình, các tân sinh viên cần chia sẻ thêm về những kế hoạch tương lai.
Việc “chảy máu” sách cổ quý hiếm ở Huế nói riêng, cả nước nói chung và “chảy” ra nước ngoài trước hết thiệt thòi cho giới nghiên cứu khoa học.
Năm 1912, Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, chính thức thoái vị, đánh dấu sự kết thúc của chế độ quân chủ phong kiến Trung Quốc. Cả Hoàng đế và hoàng cung đều trở thành quá khứ. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, các cựu thái giám là những người có khả năng biết nhiều nhất về các công việc trong cung. Kiến ThứcTôn Diệu Đình, thái giám cuối cùng của nhà Thanh ở Trung Quốc1 Tôn Diệu Đình, thái giám cuối cùng của nhà Thanh, từng tiết lộ nhiều...
Sau 7 năm kết hôn, Hansen và vợ Momo đang chăm sóc 6 'đứa nhỏ' trong căn hộ ở trung tâm Bắc Kinh.
Tại lễ ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 ở Đắk Lắk, Trung ương Đoàn trao tặng 10 bộ chiêng Kram và dự án sinh kế. Ngoài ra, Trung ương Đoàn cùng địa phương triển khai nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng.
Công trình 'Trường đẹp cho em' với quy mô một phòng học mới được xây dựng kiên cố, khang trang vừa khánh thành và bàn giao là món quà ý nghĩa với cô trò Điểm trường Tá Bạ (thuộc Trường Mầm non xã Tá Bạ, huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu).
Là người năng nổ, có nhiều hoạt động để lại dấu ấn và sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội, anh Trần Song Hào - Bí thư Đoàn xã Hương Liên (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) vinh dự được T.Ư Đoàn trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024.
Buổi tổng duyệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7-5.